Biện pháp tu từ so sánh là gì?
-
A.
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
-
B.
Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
-
C.
Là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…
-
D.
Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Ôn lại kiến thức về biện pháp so sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:
-
A.
Vế A (Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
-
B.
Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được so sánh ở vế A)
-
C.
Đáp án A và B sai
-
D.
Đáp án A và B đúng
Có mấy kiểu so sánh?
-
A.
2 kiểu
-
B.
3 kiểu
-
C.
4 kiểu
-
D.
5 kiểu
So sánh ngang bằng là gì?
-
A.
Là kiểu so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại
-
B.
Là sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật
-
C.
Là sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
-
D.
Là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
So sánh không ngang bằng là gì?
-
A.
Là kiểu so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại
-
B.
Là sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật
-
C.
Là sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
-
D.
Là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau