Đề bài

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    -22,34 > -22,(3)

  • B.

    34,(1) < 34,101

  • C.

    0,217 \( \ge \) \(\dfrac{{43}}{{200}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{11}}{{20}} > 0,(5)\)

Phương pháp giải

Bước 1: Viết các số hữu tỉ về dạng số thập phân

Bước 2: So sánh 2 số thập phân:

*So sánh 2 số thập phân dương:

Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn

Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng( sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữu số đó lớn hơn

*So sánh 2 số thập phân âm:

Nếu a < b thì –a > -b

Lời giải của GV Loigiaihay.com

+) Ta có: -22,(3) = -22,33….

Vì 22,34 > 22,33 nên -22,34 < -22,33

Do đó A sai

+) Ta có: 34,(1) = 34,111….

Vì 34,111… > 34,101 nên B sai

+) Ta có: \(\dfrac{{43}}{{200}}\) = 0,215 < 0,217 hay 0,217 > \(\dfrac{{43}}{{200}}\)

Do đó, C đúng

+) Ta có: \(\dfrac{{11}}{{20}} = \dfrac{{55}}{{100}} = 0,55\)

0,(5) = 0,555…

Ta thấy 0,55 < 0,555… nên \(\dfrac{{11}}{{20}}\)< 0,(5)

Do đó, D sai

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chọn câu sai.

  • A.

    Phân số \(\dfrac{2}{{25}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn

  • B.

    Phân số \(\dfrac{{55}}{{ - 300}}\) viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn 

  • C.

    Phân số \(\dfrac{{63}}{{77}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn

  • D.

    Phân số \(\dfrac{{93}}{{360}}\) viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong các phân số \(\dfrac{2}{7};\,\dfrac{2}{{45}};\dfrac{{ - 5}}{{ - 240}};\dfrac{{ - 7}}{{18}}\). Có bao nhiêu phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?

  • A.

    \(1\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(3\)

  • D.

    \(4\)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Số thập phân $0,35$ được viết dưới dạng phân số tối giản thì tổng tử số và mẫu số của phân số đó là:

  • A.

    \(17\)

  • B.

    \(27\)

  • C.

    \(135\)

  • D.

    \(35\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phân số nào dưới đây biểu diễn số thập phân $0,016?$

  • A.

    \(\dfrac{2}{{125}}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{{125}}\)

  • C.

    \(\dfrac{3}{{125}}\)

  • D.

    \(\dfrac{4}{{25}}\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Viết phân số \(\dfrac{{11}}{{24}}\) dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn ta được

  • A.

    \(0,\left( {458} \right)3\)

  • B.

    \(0,45\left( {83} \right)\)

  • C.

    \(0,458\left( 3 \right)\)

  • D.

    \(0,458\)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Số thập phân vô hạn tuần hoàn \(0,\left( {66} \right)\) được viết dưới dạng phân số tối giản, khi đó hiệu tử số và mẫu số là

  • A.

    \( - 1\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(5\)

  • D.

    \(4\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tính \(0,(3) + 1\dfrac{1}{9} + 0,4(2)\), ta được kết quả là

  • A.

    \(\dfrac{{15}}{{59}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{59}}{{15}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{15}}{{28}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{28}}{{15}}\)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho \(A = \dfrac{4}{9} + 1,2(31) + 0,(13)\) và  \(B = 3\dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{{49}} - \left[ {2,\left( 4 \right).2\dfrac{5}{{11}}} \right]:\left( { - \dfrac{{42}}{5}} \right)\). So sánh \(A\) và \(B\).

  • A.

    \(A < B\)

  • B.

    \(A > B\)

  • C.

    \(A = B\)

  • D.

    \(A \le B\)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm \(x\) biết: \(0,(37).x = 1\)

  • A.

    \(x = \dfrac{{99}}{{37}}\)

  • B.

    \(x = \dfrac{9}{{37}}\)

  • C.

    \(x = \dfrac{{37}}{{99}}\)

  • D.

    \(x = \dfrac{{37}}{{100}}\)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Giá trị nào dưới đây của \(x\) thỏa mãn \(0,(26).x = 1,2(31)\)

  • A.

    \(\dfrac{{26}}{{99}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{990}}{{1219}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{1193}}{{990}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{1219}}{{260}}\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Khi số thập phân vô hạn tuần hoàn \(0,4818181...\) được viết dưới dạng một phân số tối giản thì tử số nhỏ hơn mẫu số bao nhiêu đơn vị?

  • A.

    \(513\)

  • B.

    \(29\)

  • C.

    \(13\)

  • D.

    \(57\)

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Số nào sau đây không viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?

  • A.

    \(\dfrac{4}{{13}}\)

  • B.

    \(\dfrac{{ - 7}}{{80}}\)

  • C.

    \(\dfrac{{24}}{{11}}\)

  • D.

    \(\dfrac{{ - 4}}{9}\)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Viết số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 6}}{{90}}\) dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn, ta được số a. Chu kì của số a là:

  • A.

    6

  • B.

    -6

  • C.

    3

  • D.

    06

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Làm tròn số -75,681 đến hàng phần trăm, ta được:

  • A.

    -75,6

  • B.

    -100

  • C.

    -75,7

  • D.

    -75,68

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Làm tròn số 424,267 với độ chính xác 0,05 được:

  • A.

    424,2

  • B.

    424,27

  • C.

    424,3

  • D.

    420

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong các số: \(\dfrac{{ - 3}}{{70}};\dfrac{{212}}{{25}};\dfrac{{63}}{{30}}; - 3\dfrac{7}{{51}};\dfrac{{21}}{{1250}}\), có bao nhiêu số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tính: \( - 23,(2) + \dfrac{3}{7} + 13,(2) - \dfrac{{10}}{7}\)

  • A.

    -9

  • B.

    -11,(4)

  • C.

    -11

  • D.

    -35,(4)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tìm x biết:

\(\dfrac{{12}}{{40}} - 2x = 0,(1) + {[1,(24)]^0}\)

  • A.

    \(\dfrac{{ - 73}}{{180}}\)

  • B.

    \(\begin{array}{l}\dfrac{{ - 73}}{{90}}\\\end{array}\)

  • C.

    0,4

  • D.

    -0,7

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho phân số m = \(\dfrac{{31}}{{{2^3}.{a^4}}}\) . Có bao nhiêu số nguyên dương a với 1 < a < 36 để phân số trên viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

  • A.

    21

  • B.

    10

  • C.

    5

  • D.

    11

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Chọn khẳng định đúng:

  • A.

    Số 0 là số thập phân vô hạn tuần hoàn

  • B.

    Số thập phân vô hạn tuần hoàn là 1 số hữu tỉ

  • C.

    Số hữu tỉ gồm số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn

  • D.

    Số nguyên là số thập phân vô hạn tuần hoàn

Xem lời giải >>