Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
(Chiếc lược ngà - sách Ngữ văn 9, tập 1)
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
(Chiếc lược ngà - sách Ngữ văn 9, tập 1)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
-
A.
Nguyễn Thành Long
-
B.
Nguyễn Quang Sáng
-
C.
Tố Hữu
-
D.
Kim Lân
Đáp án: B
Nguyễn Quang Sáng là tác giả của văn bản Chiếc lược ngà.
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
-
A.
Ngôi thứ nhất
-
B.
Ngôi thứ hai
-
C.
Ngôi thứ ba
-
D.
Ngôi thứ tư
Đáp án: A
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất (Bác Ba là người kể chuyện).
Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
-
A.
Phương châm về chất
-
B.
Phương châm về lượng
-
C.
Phương châm quan hệ
-
D.
Phương châm lịch sự
Đáp án: D
Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm lịch sự.
Xét theo mục đích nói thì câu: “Vô ăn cơm!” thuộc kiểu câu gì?
-
A.
Câu cầu khiến
-
B.
Câu cảm thán
-
C.
Câu nghi vấn
-
D.
Câu trần thuật
Đáp án: A
Xét theo cấu tạo thì câu: “Vô ăn cơm!” thuộc kiểu câu cầu khiến.
Vì sao bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba”?
-
A.
Ông Sáu đánh bé Thu
-
B.
Ông Sáu không giống trong tấm hình chụp chung với má
-
C.
Ông Sáu không phải là cha ruột của bé Thu
-
D.
Cả ba phương án trên
Đáp án: B
Bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba” vì ông Sáu không giống trong tấm hình chụp chung với má.