Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

     “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)


Câu 1

Ai là tác giả văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Nguyễn Dữ
  • B.
    Nguyễn Du
  • C.
    Phạm Đình Hổ
  • D.
    Ngô gia văn phái

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Ngô gia văn phái là tác giả văn bản chứa đoạn trích trên.


Câu 2

Đoạn trích trên được nói trong hoàn cảnh nào?

  • A.
    Nhân dân ta bị bóc lột dưới sự cai quản của chúa Trịnh Sâm
  • B.
    Nhân dân ta đứng trước sự xâm lược của quân Thanh
  • C.
    Quân Minh tiến đánh nước ta
  • D.
    Đáp án B và C

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được nói trong hoàn cảnh nhà Thanh tiến đánh nước ta.


Câu 3

Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, nhân vật “ta” đã thực hiện kiểu hành động nói nào?

  • A.
    Trình bày
  • B.
    Hỏi
  • C.
    Hứa hẹn
  • D.
    Bộc lộ cảm xúc

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Câu trên thực hiện kiểu hành động nói trình bày.


Câu 4

Đoạn trích trên cho thấy nhân vật “ta” là người?

  • A.
    Nhân ái, bao dung độ lượng
  • B.
    Giàu sang, phóng khoáng
  • C.
    Anh minh, yêu dân như con
  • D.
    Tài trí, mưu lược, biết nhìn xa trông rộng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích thể hiện nhân vật “ta” là người tài trí, mưu lược, biết nhìn xa trông rộng.


Câu 5

Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớ tới 2 câu thơ nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)?

  • A.
    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
  • B.

    Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

  • C.

    Núi sông bờ cõi đã chia,/ Phong tục Bắc Nam cũng khác.

  • D.

    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,/ Song hào kiệt đời nào củng có.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Câu thơ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo cùng tư tưởng với câu văn của vua Quang Trung (đều hướng về nhân dân).