Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

     “(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)

(SGK Ngữ văn 9, tập một)


Câu 1

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

  • A.
    Phong cách Hồ Chí Minh
  • B.
    Chuyện người con gái Nam Xương
  • C.
    Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
  • D.
    Hoàng Lê nhất thống chí

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên trích trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.


Câu 2

Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai?

  • A.
    Tướng Trần Hưng Đạo nói với binh lính
  • B.
    Vua Quang Trung nói với binh lính
  • C.
    Vua Lê nói với các cận thần
  • D.
    Các vị quan địa phương kêu gọi dân chúng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên là lời của vua Quang Trung nói với binh lính.


Câu 3

Phương Bắc được nhắc tới trong đoạn trích trên chỉ nước nào?

  • A.
    Nhật Bản
  • B.
    Hàn Quốc
  • C.
    Trung Quốc
  • D.
    Mỹ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Phương Bắc được nhắc tới trong đoạn trích trên chỉ Trung Quốc.


Câu 4

Câu văn “Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A.
    Điệp từ
  • B.
    So sánh
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Nhân hóa

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên sử dụng biện pháp liệt kê: cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải.


Câu 5

Một văn bản đã được học trong chương trình THCS cũng có lời phủ dụ giống đoạn trích trên?

  • A.
    Chiếu dời đô
  • B.
    Hịch tướng sĩ
  • C.
    Chuyện người con gái Nam Xương
  • D.
    Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Hịch tướng sĩ là văn bản có lời phủ dụ giống đoạn trích trên.