Viết bài văn kể chuyện sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió lớp 5>
1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện và tên tác giả của câu chuyện đó (câu chuyện Thanh âm của gió, tác giả Vũ Thành Lê) 2. Thân bài: Kể lại các sự việc trong câu chuyện “Thanh âm của gió”, trong đó có sáng tạo thêm các chi tiết hay: - Sự việc 1: Một nhóm bạn nhỏ thường cùng nhau đi chăn trâu, và thường đi qua suối mỗi ngày. Vì cỏ ở ven bờ suối sẽ tươi tốt và ngon hơn.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện và tên tác giả của câu chuyện đó (câu chuyện Thanh âm của gió, tác giả Vũ Thành Lê)
2. Thân bài: Kể lại các sự việc trong câu chuyện “Thanh âm của gió”, trong đó có sáng tạo thêm các chi tiết hay:
- Sự việc 1: Một nhóm bạn nhỏ thường cùng nhau đi chăn trâu, và thường đi qua suối mỗi ngày. Vì cỏ ở ven bờ suối sẽ tươi tốt và ngon hơn.
Gợi ý chi tiết sáng tạo:
+ Các bạn trò chuyện về một chủ đề nào đó trên đường đưa trâu đến bãi cỏ (bộ phim hoạt hình vừa xem, món bánh ngọt, chuyến đi chơi ngày mai…)
+ Các anh chị lớn bế em Bống ngồi lên lưng trâu, rồi chia nhau dắt trâu qua suối cho an toàn
- Sự việc 2: Cạnh bờ suối là một đồng cỏ rộng lớn, gió thổi lồng lộng, các bạn nhỏ sẽ ngồi chơi ở đồng cỏ này và nhặt đá dưới lòng suối sau khi cho trâu ăn no
Gợi ý chi tiết sáng tạo:
+ Miêu tả khung cảnh các bạn nhỏ đuổi bắt , nô đùa với nhau trên cánh đồng
+ Miêu tả chi tiết bãi cỏ, khóm hoa dại, đàn bướm, đàn chim bay trên bầu trời của cánh đồng cỏ
- Sự việc 3: Bống phát hiện ra việc khi úp mở hai tay lên tai liên tiếp sẽ nghe được âm thanh của gió và chia sẻ với mọi người
Gợi ý chi tiết sáng tạo:
+ Miêu tả diễn biến quá trình Bống phát hiện ra cách nghe thanh âm của gió
+ Do vô tình áp tay lên tai để không phải nghe thấy tiếng các anh chị trêu mình
+ Do cố tình áp tay lên tai khi chơi trốn tìm với các anh chị
- Sự việc 4: Nhóm bạn nhỏ vui vẻ chơi đùa với trò chơi mới mà em Bống chia sẻ, mãi khi trời muộn mới nhớ ra thời gian cần về nhà
Gợi ý chi tiết sáng tạo:
+ Các bạn chia sẻ trò chơi này với một nhóm bạn trẻ chăn trâu khác
+ Các bạn thử lấy tay che tai của nhau để xem có nghe thấy âm thanh nào mới lạ không
- Sự việc 5: Bống và anh trai chia sẻ trò chơi mới với bố mẹ trong bữa cơm và được bố hào hứng hưởng ứng
Gợi ý chi tiết sáng tạo:
+ Sáng hôm sau, bố dậy sớm, đứng trên sân thử chơi trò chơi mà Bống chia sẻ
+ Chiều hôm sau, bố đi làm đồng về sớm, lội qua suối để đến bãi cỏ hai anh em Bống chăn trâu, cùng mọi người chơi trò chơi
3. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về câu chuyện “Thanh âm của gió”
Bài văn siêu ngắn Bài mẫu 1
Câu chuyện “Thanh âm của gió” của tác giả Vũ Thành Lê là một câu chuyện dành cho thiếu nhi có nội dung hay, thú vị và hấp dẫn.
Câu chuyện kể về một nhóm gồm bốn bạn nhỏ là Điệp, Văn, Bống và anh trai của Bống. Hằng ngày, các bạn sẽ cùng nhau đi chăn trâu. Thường thì các bạn sẽ đi men theo suối để tìm những đám cỏ tươi non mọc bên dòng nước. Chỉ cần như vậy thôi là bầy trâu đã no căng bụng, chẳng cần phải đi đâu tìm cỏ. Đặc biệt, khi đến giữa lưng núi, nhóm bạn còn có cả một đồng cỏ rộng lớn, thoáng đãng ngay cạnh bờ suối để vui chơi nữa. Nên sau khi cho trâu ăn no cỏ và nằm nghỉ ngơi, các bạn ấy sẽ cùng nhau tổ chức đủ trò chơi trên cánh đồng cỏ đó. Hôm nay, thay vì chơi trò đuổi bắt như trước đó, nhóm bạn đã có một trò chơi thú vị và mới lạ hơn nhiều do em Bống nghĩ ra. Đó là trò chơi “nghe tiếng gió nói”. Bằng cách úp lòng bàn tay vào hai bên tai, rồi mở ra, đóng vào liên tiếp, người chơi sẽ nghe được “lời” gió nói với mình. Thoạt đầu, mọi người còn ngờ vực lắm, nhưng sau khi làm thử, thì ai cũng thích thú vô cùng. Mỗi bạn sẽ nghe được một âm thanh khác nhau, sau đó chia sẻ cho bạn của mình. Tiếng cười, tiếng nói cứ thế vang lên rôm rả và giòn giã suốt cả buổi chiều trên cánh đồng đỏ. Mãi khi gió nói với Văn là “đói… đói….rồi” thì mọi người mới nhận ra trời đã gần tối. Thế là cả nhóm vội vàng đứng dậy, dắt trâu về nhà. Tối đó, trong bữa cơm, Bống hào hứng kể với bố mẹ trò chơi mà chiều nay cả nhóm cùng chơi. Bố của Bống hào hứng lắm. Chiều hôm sau, bố đi làm đồng về sớm, nên đã lội suối lên chỗ cánh đồng cỏ mà Bống và các bạn cùng chơi để thử chơi trò chơi này.
Từ câu chuyện “Thanh âm của gió” em cảm nhận được niềm vui ngây thơ và trong trẻo của các bạn thiếu nhi. Đồng thời em còn có những phút giây thư giãn thật vui vẻ và ý nghĩa cùng với các nhân vật trong câu chuyện.
Bài văn siêu ngắn Bài mẫu 2
Chiều nào chúng tớ cũng cùng nhau ra đồng chăn trâu. Cánh đồng trải rộng mênh mông, gió thổi lồng lộng, mang theo tiếng suối róc rách và hương cỏ dại thơm ngát. Bên bờ suối nhỏ, chúng tớ thường chơi trò ném đá, tìm những viên sỏi đẹp.
Một buổi chiều, Bống bỗng reo lên: "Các bạn ơi, các bạn thử bịt tai lại và nghe xem gió nói gì nhé!" Chúng tớ tò mò làm theo. Lúc đầu, chẳng nghe thấy gì ngoài tiếng gió rì rào. Nhưng rồi, khi tập trung lắng nghe, tớ như nghe thấy gió đang thì thầm những câu chuyện kỳ diệu. Văn bảo cậu ấy nghe thấy gió đang nói "u...u...u...", như tiếng một chú mèo con đang kêu meo meo. Còn Điệp thì khẳng định gió đang cười khúc khích "ha...ha...ha...". Tớ thì lại nghe thấy gió kể về một khu rừng cổ tích, nơi có những cây cổ thụ cao lớn và những chú sóc tinh nghịch. Càng nghe, tớ càng cảm thấy thích thú. Gió như một người bạn tâm tình, luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những bí mật nhỏ. Tối đó, về nhà, tớ kể lại cho bố mẹ nghe về trò chơi thú vị của chúng tớ. Bố cười và bảo: "Các con thật sáng tạo! Gió mang đến cho chúng ta rất nhiều điều bất ngờ đấy". Bố còn kể cho tớ nghe về những câu chuyện cổ tích mà ông đã từng nghe từ hồi nhỏ, trong đó có cả những câu chuyện về gió.
Từ đó, mỗi khi nghe thấy tiếng gió, tớ lại nhớ đến buổi chiều đầy bất ngờ ấy. Gió không chỉ là một hiện tượng tự nhiên mà còn là một người bạn đồng hành, mang đến cho chúng tớ những niềm vui và những khám phá thú vị.
Bài tham khảo Bài mẫu 1
Trong mỗi làn gió thoảng qua, phải chăng ta đã từng tự hỏi gió đang thì thầm điều gì? Câu chuyện "Thanh âm của gió" đã đưa người đọc trở về với những kỷ niệm tuổi thơ trong trẻo, nơi mà gió không chỉ đơn thuần là cơn gió, mà còn là một người bạn đồng hành, mang theo những âm thanh kỳ diệu và những câu chuyện chưa kể.
Chiều hôm ấy, trời trong xanh và yên ả, ánh nắng vàng ươm rải khắp cánh đồng cỏ rộng lớn. Con suối nhỏ, trong vắt, phản chiếu ánh nắng mặt trời xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Bên bờ suối, những ngọn cỏ tươi tốt mọc xanh rì, như những chiếc chổi mềm mại vẫy chào theo từng cơn gió nhẹ. Xa xa, đồng cỏ rộng mở ra như một tấm thảm xanh vô tận, tha hồ cho gió rong chơi. Gió, như những đứa trẻ nghịch ngợm, đôi khi lại vút qua tai lũ trẻ, phả vào da thịt cảm giác mát rượi, dễ chịu.
Lũ trẻ đi chăn trâu từ sáng sớm cho đến khi mặt trời đã lên cao. Đàn trâu thong thả gặm cỏ, men theo bờ suối rồi lại lên đồi, lên núi. Những buổi chiều muộn, khi ánh hoàng hôn nhuộm đỏ chân trời, chúng lại ngồi bên suối ngắm trâu nhởn nhơ tắm mát, tha thấn nhặt những viên đá đẹp mang về. Đối với lũ trẻ, con suối này không chỉ là nơi để trâu giải khát, mà còn là nơi gắn liền với biết bao kỷ niệm tuổi thơ.
Một buổi chiều nọ, sau khi đã chán chê với việc tìm đá, em Bống bỗng dưng quay sang nó, mắt sáng ngời lên như vừa phát hiện điều gì thú vị lắm:
- Ơ, anh thử bịt tai lại đi, em nghe thấy tiếng gió lạ lắm!
Nó ngạc nhiên, nhướng mày hỏi lại:
- Bịt tai thì nghe được gì chứ?
Bống cười bí ẩn:
- Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế. Anh thử xem đi!
Tò mò, nó cũng thử làm theo lời Bống. Và lạ thật, vừa bịt tai lại rồi mở ra, nó đã nghe thấy tiếng gió thổi như một bản nhạc nhẹ nhàng mà chưa từng nghe thấy trước đây.
Điệp cũng reo lên:
- Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm!
Cả bọn tụ lại một chỗ, lần lượt bịt tai lại rồi mở ra, mắt lấp lánh sự háo hức. Văn là người đầu tiên phá lên cười:
- Nghe “u… u… u…”!
Nhưng Thành, đứa lớn tuổi nhất trong nhóm, lại nhíu mày, tỏ vẻ suy tư:
- Không, phải thật im lặng, rồi nghe trong đầu mình nghĩ gì sẽ nghe thấy tiếng gió nói ra như thế.
Nó thử tập trung như Thành bảo. Kỳ lạ thay, tiếng gió như vang vọng những lời nói trong đầu:
- Vui, vui, vui...
Điệp cũng reo lên:
- Tớ nghe thấy "cười, cười, cười...".
Mỗi đứa một tiếng, thanh âm của gió dường như phản chiếu những suy nghĩ, cảm xúc của từng người trong lũ trẻ. Gió chiều thổi từ thung lũng, len lỏi qua những tán lá, theo dòng suối nhỏ mà bay xa. Cả hội cứ mải mê theo tiếng gió cho đến khi Văn bất ngờ la lớn:
- Gió nói "đói, đói, đói... rồi!"
Cả bọn giật mình, ngước lên thì nhận ra trời đã tối muộn, mặt trời đã gần khuất sau rặng núi phía xa. Chúng nhanh chóng lùa trâu vế, nhưng không quên đưa tay lên bịt tai, mong muốn giữ lại những âm thanh kỳ lạ của gió.
Tối hôm đó, trong không gian ấm áp của căn nhà, nó và Bống kể lại câu chuyện trò chơi bịt tai nghe tiếng gió cho bố mẹ. Bố vừa nghe vừa mim cười, ánh măt đầy thích thứ:
- Nghe các con kể mà bố cũng muốn thử ngay trò chơi ấy. Sáng mai, nhất định bố sẽ thử xem gió nói điêu gì với bố!
Đêm xuống, khi mọi thứ đều chìm vào yên lặng, chỉ còn lại tiếng gió rì rào bên ngoài cửa sổ. Những đứa trẻ chìm vào giấc ngủ, trong đầu vẫn còn vang vọng những âm thanh kỳ diệu của gió. Gió như người bạn thân thiết, mang theo những kỷ niệm và niềm vui của một buổi chiều bình yên, in đậm trong tâm trí chúng.
Câu chuyện "Thanh âm của gió" không chỉ đơn giản là một trò chơi trẻ thơ, mà còn là sự kết nối kỳ diệu giữa con người và thiên nhiên. Qua câu chuyện, ta thấy rằng trong cuộc sống, có những điều giản dị mà đẹp đẽ, chỉ cần lăng nghe, ta sẽ cảm nhận được. Đó là những âm thanh của gió, của thiên nhiên, hay chính là những cảm xúc trong lòng ta, được gió mang theo, vút cao lên bầu trời.
Bài tham khảo Bài mẫu 2
Trong kho tàng sách truyện hiện đại, những câu chuyện được viết dành cho trẻ em ngày càng đa dạng và hấp dẫn hơn. Nổi bật trong số đó là câu chuyện “Thanh âm của gió” của nhà văn Văn Thành Lê.
Câu chuyện kể về một nhóm bạn nhỏ ở một ngôi làng hẻo lánh. Nơi đây người dân sống hòa mình vào thiên nhiên với cuộc sống đơn sơ và bình dị. Nhóm các bạn nhỏ gồm Điệp, Văn, Bống và anh trai của Bống mỗi ngày đều sẽ đi chăn trâu ở bên suối. Con suối đó chảy từ trên ngọn núi xuống. Càng xuống thấp, lòng suối càng rộng, nước trong veo, mát lạnh. Nhờ có dòng suối đó, mà hai bên bờ cỏ mọc tươi tốt, trở thành địa điểm lý tưởng để chăn trâu. Không chỉ vậy, ở phía chân núi, phía bên trái của dòng suối còn có cả một cánh đồng cỏ xanh mướt, rộng lớn. Đó là địa điểm vui chơi quen thuộc của nhóm bạn nhỏ vào mỗi buổi chiều, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cho bầy trâu ăn no cỏ.
Sau khi xác định đã buộc chặt dây thừng dắt trâu vào cọc gỗ cắm giữa khe đá, cho bầy trâu thảnh thơi ngâm mình dưới suối. Các bạn nhỏ bắt đầu ùa ra bãi cỏ để chơi đuổi bắt. Điệp hái được một bông lau rất to và đẹp, nghịch ngợm phe phẩy vào tai Bống khiến cô bé rất nhột, cứ tìm cách né tránh mãi. Trong lúc vô tình, lòng bàn tay của Bống cứ úp mở liên hồi vào tai, khiến cô bé như nghe được âm thanh nào đó. Thế là Bống đứng lại, nghiêm túc lặp lại hành động vừa rồi của mình và xác nhận rằng, mình thật sự đã nghe được tiếng của gió trò chuyện bên tai. Ngay lập tức, Bống hí hửng chia sẻ điều này cho mọi người cùng chơi. Sự chú ý của nhóm bạn lập tức dồn về việc lắng nghe âm thanh của gió. Sau khi thử, Điệp và Văn đều vô cùng thích thú. Hào hứng kể về tiếng “u... u... u...” rồi “vui, vui, vui, vui...” và “cười, cười, cười, cười...”. Lũ trẻ cứ thế cười đùa với gió vui vẻ suốt cả chiều, cho đến khi Văn bảo rằng gió nói “đói, đói, đói... rồi” thì mới nhận ra mặt trời đã khuất chân núi. Dưới suối, mấy chú trâu cũng đã chơi chán chê, chủ động đứng dậy, đi lên bờ chờ được dẫn về nhà. Thế là cả nhóm bạn vội vàng tạm biệt nhau, rồi dắt trâu đi về nhà.
Tối đó, trong bữa cơm, Bống đã kể cho bố mẹ nghe về trò chơi nghe tiếng gió mà mình vừa phát hiện lúc chiều. Bố và mẹ bật cười hiền từ, nói rằng thuở nhỏ khi đi chăn trâu, bố mẹ cũng từng chơi. Nói rồi, bố đặt bát cơm xuống, lấy hai tay làm mẫu cho Bống và anh trai xem. Cứ thế, bữa cơm gia đình trôi qua thật ấm áp và vui vẻ.
Bài tham khảo Bài mẫu 3
Xin chào các bạn, mình là Bống - bạn nhỏ trong câu chuyện Thanh âm của gió của tác giả Văn Thành Lê đây.
Hằng ngày, công việc chính của mình là cùng anh trai đi chăn trâu. Tuy còn nhỏ, nhưng mình luôn chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ bố mẹ giao, chưa từng lười biếng. Ngoài mình và anh trai, đội chăn trâu của xóm còn có cả các bạn của những gia đình khác nữa. Trong đó, anh em mình thân nhất với Văn, Thành và Điệp. Ngày nào chúng mình cũng hẹn cùng đi chăn trâu với nhau. Theo lời của bố mẹ dặn dò, rằng cỏ ở gần nguồn nước lúc nào cũng tươi tốt và nhiều hơn chỗ khác. Nên chúng mình ngày nào cũng đi qua suối để trâu ăn cỏ men lên đồi, lên núi. Một bên con suối ấy là cả một đồng cỏ rộng lớn mênh mông, lúc nào cũng có gió thổi lồng lộng. Đứng trên cánh đồng, thỉnh thoảng lại có gió vút qua tai, qua tóc của mình như đùa nghịch.
Mỗi buổi chiều, khi đàn trâu đã ăn no cỏ và đằm mình dưới suối, thì mình và các bạn cũng được tự do chơi đùa với nhau. Trước đây, chúng mình thích nhất là trò nhặt những viên đá ở dưới suối và so với nhau xem viên đá của ai tròn hơn, to hơn. Tuy nhiên, hôm nay thì lại khác, bởi mình đã tìm được một trò chơi mới thú vị hơn. Đó là do mình đã tình cờ phát hiện ra, khi bịt tai lại bằng lòng bàn tay, sau đó mở ra rồi lại đóng vào liên tiếp, gió sẽ tạo ra các âm thanh rất lạ và thú vị trong tai. Mình đã chia sẻ với anh trai và các bạn về phát hiện thú vị đó của mình. Khi nghe mình kể, mọi người ai cũng háo hứng lắm, liền thử áp dụng ngay. Mỗi người sẽ nghe được một âm thanh khác nhau của gió, mỗi lần lại thay đổi một chút. Cảm giác như, gió thật sự đang trò chuyện và vui chơi cùng chúng mình. Trò chơi mới này hấp dẫn đến mức, trời dần tối từ lúc nào mà chúng mình chẳng ai hay. Mãi khi Văn la lên rằng gió nói “đói… đói… đói…” thì chúng mình mới giật mình nhận ra. Thế là, cả nhóm vội vã tạm biệt nhau và dẫn trâu về nhà.
Tối đó, bên mâm cơm ấm áp cùng bố mẹ, mình và anh trai thích thú kể về trò chơi chiều nay vừa phát hiện. Bố mình tỏ ra thích thú lắm, nghiêm túc nhờ mình hướng dẫn cách chơi. Thế là mình chạy lại sau lưng bố, lấy tay áp lên tai bố và dặn bố phải cử động liên tiếp như thế nào. Một lát sau, bố khẽ gật gù bảo rằng bố đã nhớ cách chơi rồi, chờ sáng mai khi lên núi làm ruộng, bố sẽ chơi thử ngay. Tối hôm đó, trong giấc mơ, mình thấy bản thân được gió nâng lên cao, cùng gió trò chuyện với mây và những chú chim trên tán cây rừng.
Bài tham khảo Bài mẫu 4
Ở một làng quê xa xôi mà yêu bình, có hai người bạn thân tên là Tí và Bống. Mỗi buổi chiều, sau khi tan học, Tí và Bống cùng nhau dắt đàn trâu đi chăn thả trên những cánh đồng cỏ xanh mướt.
Cánh đồng cỏ rộng lớn trải dài, được bao bọc bởi dòng suối nhỏ uốn lượn. Nước suối trong vắt, ánh lên lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện cùng tiếng gió rì rào tạo nên một bản giao hưởng tuyệt đẹp của thiên nhiên.Tí và Bống thường ngồi trên bờ suối, ngắm nhìn đàn trâu thong dong gặm cỏ và trò chuyện vui vẻ. Bỗng một hôm, Bống nảy ra một ý tưởng thú vị:
"Này Tí, em thử bịt tai lại và nghe xem tiếng gió nói gì nhé!"
Tí tò mò làm theo lời Bống, bịt tai lại rồi mở ra. Ngay lập tức, cậu bé nghe thấy một âm thanh kỳ diệu:
- "U... u... u..."
- "Em nghe thấy tiếng gió nói "u... u... u..."" - Tí reo lên đầy thích thú.
Bống cũng bịt tai lại và lắng nghe. Nụ cười rạng rỡ nở trên môi khi em bé nghe thấy:
- "Vui... vui... vui..."
Tiếng gió như đang trò chuyện cùng Tí và Bống, mang đến cho các em những niềm vui bất ngờ và thú vị. Cả hai cùng rủ thêm các bạn chăn trâu khác tham gia trò chơi. Mỗi người đều bịt tai lại và tập trung lắng nghe. Mỗi người nghe thấy một âm thanh khác nhau, có thể là tiếng cười, tiếng hát, tiếng gọi tên, hay thậm chí là cả những câu chuyện kỳ diệu. Tiếng gió như một chiếc cầu nối kỳ diệu, giúp các em bé kết nối với thế giới tự nhiên một cách độc đáo và đầy sáng tạo.
Cùng nhau, Tí, Bống và các bạn chăn trâu đắm chìm trong trò chơi bịt tai nghe tiếng gió cho đến khi mặt trời dần buông xuống. Ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời, báo hiệu một ngày sắp kết thúc. Tí và Bống lùa đàn trâu về nhà, lòng tràn đầy niềm vui và sự thích thú. Cậu bé hứa với Bống rằng ngày mai sẽ lại cùng nhau chơi trò chơi bịt tai nghe tiếng gió.
Tối hôm đó, Tí và Bống háo hức kể cho bố mẹ nghe về trò chơi mới của mình. Bố mỉm cười và nói:
"Bố cũng rất thích trò chơi này đấy! Sáng mai, bố sẽ cùng các con đi chăn trâu và nghe tiếng gió nói chuyện."
Sáng hôm sau, cả gia đình Tí cùng nhau dắt đàn trâu ra cánh đồng cỏ. Bố cũng bịt tai lại và lắng nghe. Bố mỉm cười và nói:
"Bố nghe thấy tiếng gió nói rằng hôm nay là một ngày đẹp trời, chúng ta hãy vui chơi và tận hưởng cuộc sống!"
Tí, Bống và bố mỉm cười hạnh phúc. Tiếng gió như lời chào buổi sáng, mang đến cho cả gia đình một ngày mới tràn đầy niềm vui và yêu thương.
Câu chuyện về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió là một minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Tiếng gió có thể mang đến cho con người những niềm vui bất ngờ, những bài học quý giá và giúp con người kết nối với nhau một cách sâu sắc hơn.
Bài tham khảo Bài mẫu 5
Tôi là Gió, một phần không thể thiếu của thiên nhiên. Hàng ngày, tôi lướt qua từng tán lá, vuốt ve những cánh hoa và thổi bay những giọt sương mai. Mỗi buổi sáng, khi ánh mặt trời đầu tiên chạm vào mặt đất, tôi đã cảm nhận được sự sống đang trỗi dậy. Tôi mang theo những âm thanh rì rào của lá cây, tiếng cười của trẻ thơ đang chơi đùa, và cả nỗi buồn của những chiếc lá rụng xuống.
Một ngày nọ, tôi đi qua một cánh đồng xanh bát ngát. Những bông hoa khoe sắc dưới ánh nắng, nhưng tôi cảm nhận được nỗi u uất trong lòng chúng. Chúng thầm thì với nhau về những cơn bão mùa hè sắp đến, lo lắng cho số phận của mình. Tôi nhẹ nhàng thổi qua, gửi đến chúng những lời động viên, bảo rằng hãy vững vàng, vì sau cơn bão, luôn có ánh sáng trở lại.
Tôi tiếp tục hành trình của mình, bay về phía một ngọn đồi, nơi có một cô gái đang ngồi một mình. Cô ấy buồn bã, nhìn xa xăm. Tôi nhẹ nhàng luồn qua mái tóc cô, mang theo hương thơm của những bông hoa dại. Cô gái bất chợt mỉm cười, như thể tôi đã thổi bay nỗi buồn của cô. Tôi cảm thấy vui khi thấy nụ cười của cô, vì tôi biết mình đã mang lại một chút ánh sáng trong tâm hồn cô.
Cuối ngày, khi ánh hoàng hôn buông xuống, tôi quay về nhà, nơi những ngọn cây đang rì rào trò chuyện với nhau. Tôi cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống xung quanh. Tôi là Gió, và mỗi ngày trôi qua, tôi đều mang theo những câu chuyện, những cảm xúc của mọi người, mọi vật. Tôi không chỉ là gió, mà còn là nhịp đập của thiên nhiên, là tiếng nói của cuộc sống.
Và như thế, tôi tiếp tục lướt đi, mang theo âm thanh của những điều kỳ diệu, là một phần không thể thiếu trong câu chuyện của cuộc đời.
- Viết bài văn kể chuyện sáng tạo câu chuyện Cánh đồng hoa lớp 5
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện đã học ở chủ điểm Thế giới tuổi thơ lớp 5
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong sách Tiếng Việt 5, trong đó có chi tiết sáng tạo lớp 5
- Viết bài văn kể lại câu chuyện Câu chuyện của chim sẻ bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện lớp 5
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa lớp 5
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong vở kịch mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người hàng xóm mà em yêu quý lớp 5
- Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý lớp 5
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Quê nội lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong vở kịch mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người hàng xóm mà em yêu quý lớp 5
- Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý lớp 5
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Quê nội lớp 5