Cách trình bày vấn đề khách quan là nêu lên những thông tin vốn có của đối tượng.
Ví dụ: nêu nội dung chính của văn bản, thuật lại vắn tắt cốt truyện, giới thiệu hệ thống nhân vật trong tác phẩm, nêu khái quát đặc điểm hình thức nghệ thuật…
=> Cách trình bày này tạo ra cơ sở vững chắc (từ pháp lí, từ thực tiễn,…) đảm bảo tính chính xác, đúng đắn cho các lập luận
Cách trình bày vấn đề chủ quan là thể hiện tình cảm, quan điểm, thái độ của người viết trước vấn đề được bàn luận trong bài nghị luận văn học.
Đó thường là những nhận xét, đánh giá mang màu sắc cá nhân mà người viết muốn bày tỏ, thể hiện.
(1) Tôi đã chứng kiến cả ngàn cơn trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. (2) Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngưa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. (3) Cơn người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
Trong ví dụ trên, câu (1) trình bày vấn đề khách quan bởi chủ yếu đưa ra bằng chứng từ thực tế mà người viết đã chứng kiến. Câu (2) và (3) trình bày vấn đề chủ quan bởi thể hiện ý kiến, đánh giá, cảm xúc của cá nhân người viết trước hiện tượng con người nhẫn tâm tàn sát các con thú.