Trắc nghiệm Bài 8. Chuyển động biến đổi. Gia tốc - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chọn đáp án đúng về chuyển động biến đổi

  • A.

    Quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn

  • B.

    Ô tô đang nằm yên dưới ga ra

  • C.

    Xe máy đang đi trên đường

  • D.

    Cốc nước đang nằm yên trên giá

Câu 2 :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có:

  • A.

    a > 0

  • B.

    a < 0

  • C.

    a.v > 0

  • D.

    a.v < 0

Câu 3 :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có:

  • A.

    a > 0

  • B.

    a < 0

  • C.

    a.v > 0

  • D.

    a.v < 0

Câu 4 :

Một xe máy đang đi với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của người này có độ lớn là 5 m/s2 . Hỏi người đó có phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A.

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m

  • B.

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m

  • C.

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m

  • D.

    Không phanh kịp

Câu 5 :

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc là 15 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu?

  • A.

    0,4 m/s2

  • B.

    0,5 m/s2

  • C.

    0,6 m/s2

  • D.

    0,7 m/s2

Câu 6 :

Một ô tô bắt đầu xuất phát và chuyển động nhanh dần với gia tốc có độ lớn là 3 m/s2 . Sau 10 s, xe đi được quãng đường là bao nhiêu?

  • A.

    100 m

  • B.

    150 m

  • C.

    200 m

  • D.

    250 m

Câu 7 :

Một máy bay đang bay với vận tốc là 400 m/s thì chuyển động chậm dần để hạ cánh, 20 giây sau thì máy bay hạ cánh an toàn. Gia tốc của máy bay là:

  • A.

    20 m/s2

  • B.

    10 m/s2

  • C.

    – 20 m/s2

  • D.

    – 10 m/s2

Câu 8 :

Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức:

  • A.

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

  • B.

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)

  • C.

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  + \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}}\)

  • D.

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t + {t_0}}}\)

Câu 9 :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

  • A.

    Độ nhanh chậm của chuyển động

  • B.

    Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

  • C.

    Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

  • D.

    Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn đáp án đúng về chuyển động biến đổi

  • A.

    Quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn

  • B.

    Ô tô đang nằm yên dưới ga ra

  • C.

    Xe máy đang đi trên đường

  • D.

    Cốc nước đang nằm yên trên giá

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chuyển động có vận tốc thay đổi được gọi là chuyển động biến đổi.

Lời giải chi tiết :

Chuyển động có vận tốc thay đổi chỉ có trường hợp của xe máy đang đi trên đường.

Câu 2 :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có:

  • A.

    a > 0

  • B.

    a < 0

  • C.

    a.v > 0

  • D.

    a.v < 0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Chuyển động nhanh dần là chuyển động có a.v > 0

Câu 3 :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có:

  • A.

    a > 0

  • B.

    a < 0

  • C.

    a.v > 0

  • D.

    a.v < 0

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Chuyển động chậm dần là chuyển động có a.v < 0

Câu 4 :

Một xe máy đang đi với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của người này có độ lớn là 5 m/s2 . Hỏi người đó có phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A.

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m

  • B.

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m

  • C.

    Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m

  • D.

    Không phanh kịp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Biểu thức mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường: \({v^2} - v_0^2 = 2.a.s\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: v0 = 15 m/s; a = - 5 m/s2 ; v = 0 m/s

Quãng đường mà người đó đi được kể từ khi phanh gấp là:

\({v^2} - v_0^2 = 2.a.s \Rightarrow s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2.a}} = \frac{{{0^2} - {{15}^2}}}{{2.( - 5)}} = 22,5(m)\)

=> s > 15 m => Xe phanh không kịp

Câu 5 :

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc là 15 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu?

  • A.

    0,4 m/s2

  • B.

    0,5 m/s2

  • C.

    0,6 m/s2

  • D.

    0,7 m/s2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính gia tốc là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: v = 15 m/s; v0 = 10 m/s; Δt = 10 s

=> Gia tốc của ô tô là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} = \frac{{15 - 10}}{{10}} = 0,5(m/{s^2})\)

Câu 6 :

Một ô tô bắt đầu xuất phát và chuyển động nhanh dần với gia tốc có độ lớn là 3 m/s2 . Sau 10 s, xe đi được quãng đường là bao nhiêu?

  • A.

    100 m

  • B.

    150 m

  • C.

    200 m

  • D.

    250 m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi (đối với mốc là lúc vật bắt đầu xuất phát): \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Vật bắt đầu xuất phát nên v0 = 0 m/s

Ta có a = 3 m/s2 ; t = 10 s

=> Quãng đường ô tô đi được là: \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}a{t^2} = \frac{1}{2}{.3.10^2} = 150(m)\)

Câu 7 :

Một máy bay đang bay với vận tốc là 400 m/s thì chuyển động chậm dần để hạ cánh, 20 giây sau thì máy bay hạ cánh an toàn. Gia tốc của máy bay là:

  • A.

    20 m/s2

  • B.

    10 m/s2

  • C.

    – 20 m/s2

  • D.

    – 10 m/s2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức tính gia tốc là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có v = 400 m/s; v0 = 0 m/s; Δt = 20 s

Gia tốc của máy bay là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}} = \frac{{0 - 400}}{{20}} =  - 20(m/{s^2})\)

Câu 8 :

Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức:

  • A.

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

  • B.

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)

  • C.

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  + \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}}\)

  • D.

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t + {t_0}}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức: \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Câu 9 :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

  • A.

    Độ nhanh chậm của chuyển động

  • B.

    Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

  • C.

    Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

  • D.

    Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:

\(\overrightarrow a  = \dfrac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Trắc nghiệm Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Sự rơi tự do - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Sự rơi tự do Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 12. Chuyển động ném - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Chuyển động ném Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5. Tốc độ và vận tốc - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Tốc độ và vận tốc Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết