Chiếu dời đô

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Chiếu dời đô


Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã rời từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay)

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở bài

MB 1

     Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã rời từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay). Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh mẽ của triều đại phong kiến Việt Nam thời đó. Và nhà vua đã viết lên "Chiếu dời đô" để thông báo cho quần chúng được biết về sự việc dời đô đó. Bản chiếu vượt ra khỏi chức năng hành chính nhà nước thông thường, trở thành một tác phẩm vừa có giá trị lịch sử lại vừa có giá trị văn học độc đáo.

MB 2

     Trước khi dời đô về kinh thành Thăng Long, hai nhà Đinh, Tiền Lê đều đóng đô ở vùng núi hiểm trở, số vận ngắn ngủi, ra đời không bao lâu thì tiêu vong. Là một người đứng đầu đất nước Lý Công Uẩn có trọng trách to lớn phải tìm được nơ địa linh nhân kiệt làm nơi đóng đô cho đất nước.

MB 3

      Lý Công Uẩn (974 – 1028) quê ở châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều võ công hiển hách. Dưới thời Tiền Lê, ông làm quan đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được triều thần tôn lên làm vua, xưng là Lý Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Tương truyền khi thuyền nhà vua đến đoạn sông dưới chân thành thì chợt thấy có rồng vàng bay lên. Cho là điềm lành, Lý Thái Tổ nhân đó đổi tên Đại La thành Thăng Long.

MB 4

      Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn (974 – 1028), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì 20 năm, từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Ông sinh năm 974, là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (sau đổi thành Thăng Long – Hà Nội ngày nay), đổi tên từ nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt, bắt đầu một thời kì phát triển mới của dân tộc. Nhân dịp này, Lý Công Uẩn đã viết Chiếu dời đô để thông báo rộng rãi quyết định dời đô của mình cho toàn thể dân chúng được biết. Đây cũng chính là tác phẩm duy nhất của ông để lại cho đời sau.

MB 5

     Trong chế độ phong kiến Việt Nam, Lý Công Uẩn được biết đến là một trong những vị minh quân có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho vận mệnh đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua việc ông quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Sự kiện chính trị này gắn với một tác phẩm văn học có giá trị là “Chiếu dời đô”. Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, bài chiếu chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.

Kết bài

KB 1

     Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.

KB 2

     Tuy là một bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn rất có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khỏe khoắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình.

KB 3

     Tóm lại, với nghệ thuật lập luận mạch lạc, chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, tình cảm chân thành, bài chiếu đã có sức lay động tới trái tim đồng cảm của hàng triệu triệu người dân thời bấy giờ. Nguyện vọng dời đô của nhà vua đã được quân thần ủng hộ, cho thấy Lý Thái Tổ là vị vua thực sự là một bậc minh vương sáng suốt. Đồng thời qua bài chiếu, chúng ta cũng thấy được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh, phát triển, sáng tươi huy hoàng.

 

KB 4

     Chiếu dời đô vẫn luôn giữ vững giá trị của mình cho đến thời điểm hiện tại. Tác phẩm không chỉ cho thấy sự anh minh, sáng suốt trong nhìn nhận, phân tích vấn đề của Lý Công Uẩn mà còn cho thấy tài năng lập luận phong phú, sắc sảo của vị vua anh minh, sáng suốt này.

KB 5

     Kết thúc bài chiếu, nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của bậc vua chúa mà dùng giọng đối thoại nhẹ nhàng như một lời tâm tình: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. Giọng đối thoại ấy tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân. Triều Lý hùng mạnh là vì có những vị quân thần thấu hiểu lòng dân đến thế.

Nguồn: sưu tầm


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí