Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện lớp 5>
- Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện. - Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
Dàn bài chung
- Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện.
- Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,...) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
- Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Cánh đồng hoa.
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: Cánh đồng hoa.
- Ấn tượng chung: Mang đến cho em những cảm xúc thật sâu sắc.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Kể về quá trình các bạn nhỏ Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ cải tạo cánh đồng cỏ thành một cánh đồng hoa xinh đẹp.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Nội dung câu chuyện hay và ý nghĩa:
- Cảm động trước hình ảnh Mư Hoa rơi nước mắt khi chứng kiến đồng cỏ bỗng xuất hiện một bãi rác lớn, bốc mùi.
- Một ý tưởng tuyệt vời đã ra đời đó là biến cánh đồng cỏ thành một cánh đồng hoa rực rỡ.
=> Những bông hoa đua nhau khoe sắc và không thấy ai đến đây đổ rác nữa.
+ Ý nghĩa: Là một bài học quý giá về tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Xúc động trước sự đoàn kết vào lòng quyết tâm của các bạn nhỏ, khi đã biến nỗi buồn thành niềm vui, mang lại sắc màu rực rỡ cho cuộc sống của cả làng.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Hình ảnh nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muộn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng vẫn in đậm trong tâm trí em.
Ví dụ 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
a. Mở đầu:
- Tên câu chuyện: truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Ấn tượng chung: Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
b. Triển khai:
- Tóm tắt câu chuyện: Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai vị thần Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Những điểm em yêu thích ở câu chuyện:
+ Nội dung câu chuyện hay và ý nghĩa:
- Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng.
- Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình.
+ Ý nghĩa: Thể hiện ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện: Tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt.
c. Kết thúc:
- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong vở kịch mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người hàng xóm mà em yêu quý lớp 5
- Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý lớp 5
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Quê nội lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong vở kịch mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim mà em đã xem lớp 5
- Viết bài văn tả một người hàng xóm mà em yêu quý lớp 5
- Viết bài văn tả một người lớn tuổi mà em yêu quý lớp 5
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Quê nội lớp 5