Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 kết nối tri thức Chủ đề 7. Em với thiên nhiên và môi trường trang 48, 49..

Bài 2. Truyền thông về biện pháp để phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương trang 53, 54, 55 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức


Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 đến 5 năm gần đây).

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ 1

Câu 1: Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 đến 5 năm gần đây).

Gợi ý:

- Nội dung tìm hiểu:

+ Thời điểm xảy ra thiên tai.

+ Loại thiên tai (bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, giông sét, động đất).

+ Thiệt hại mà thiên tai đã gây ra cho địa phương (về người, tài sản, hoạt động phát triển kinh tế của địa phương bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch,...)

- Loại tài liệu sưu tầm: sách, báo, thông tin trên mạng, bản tin phóng sự trên đài phát thanh và đài truyền hình, tài liệu lưu trữ của địa phương,...

Phương pháp giải: Tra cứu các thông tin, tìm hiểu về các thiên tai của địa phương trong thời gian gần đây nhất.

Lời giải chi tiết:

Sạt lở trên đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Chiều 30/7, nguồn tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, vụ sạt lở tại chốt Cảnh sát giao thông (CSGT) đèo Bảo Lộc (thuộc địa bàn huyện Đạ Huoai), làm 3 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát và 1 người dân bị vùi lấp. Vụ sạt lở còn làm ba ô tô hư hỏng, chia cắt hoàn toàn giao thông qua đèo Bảo Lộc.

Câu 2: Viết báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương.

Gợi ý:

Báo cáo kết quả tìm hiểu về thiên tai ở địa phương trong khoảng 3 đến 5 năm gần đây:

 

Phương pháp giải: Tra cứu các thông tin, tìm hiểu về các thiên tai của địa phương trong thời gian từ 3 đến 5 năm gần đây và dựa theo gợi ý để hoàn thiện báo cáo.

Lời giải chi tiết:

Thời điểm xảy ra thiên tai

(tháng...năm...)

Loại thiên tai

Thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương

Về người

Về tài sản

Về hoạt động kinh tế

7/2020

 Lũ, lũ quét, sạt lở đất

- 05 người chết

- 06 người bị thương

 

- 269 nhà bị sập, đổ, hư hỏng, tốc mái; - 2.837 nhà bị ngập nước;

- 1.694 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại;

- 646 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi

6/2020

Động đất

02 người bị thương

một số nhà dân bị nứt

 

3/2023

Hạn hán, xâm nhập mặn

 

 

- Thiếu nước sinh hoạt.

- Nhiều hecta lúa bị ảnh hưởng.

Câu 3: Trình bày báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương.

Phương pháp giải: Xây dựng báo cáo về các thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra sau đó trình bày, chia sẻ với mọi người.

Lời giải chi tiết:

Chia sẻ, báo cáo trước lớp về kế hoạch báo cáo tình hình thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho địa phương mà mình đã tìm hiểu ở nhà.

HĐ 2

Câu 1: Chia sẻ những biện pháp đề phòng rủi ro khi gặp một số loại thiên tai.

Gợi ý:

 

Phương pháp giải: Tìm hiểu thông tin và chia sẻ về những biện pháp phòng tránh thiên tai.

Lời giải chi tiết:

Chủ động xem về tình hình bão.

Thông báo với những người dân về hiện tượng sẽ xảy ra đề mọi người chuẩn bị trước.

Gia cố nhà cửa, chuồng hà.

Sơ tán người dân và vật nuôi đến những nơi an toàn.

Câu 2: Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Gợi ý:

 

Phương pháp giải: Dựa vào gợi ý và lập một kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Lời giải chi tiết:

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO KHI GẶP BÃO LŨ

Nhóm thực hiện: Nguyễn Thu Phương (nhóm trưởng), Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Thị Hoa, Đỗ Thị Hải Vân.

Mục đích: Nâng cao ý thức cho bản thân, bạn bè và những người xung quanh mình về các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro do khi gặp bão lũ

Đối tượng: bạn bè, người thân, mọi người xung quanh.

Địa điểm tổ chức: tại lớp hoc, các CLB sinh hoạt, tổ dân phố

Thời gian tổ chức: Chủ nhật, cuối tháng 3.

Nội dung:

- Nêu tình hình bão lũ ở địa phương trong những năm gần đây.

- Đưa ra các biện pháp để phòng tránh bão lũ ở địa phương.

Thông điệp: Mỗi người phải có trách nhiệm đề phòng và giảm rủi ro do bão lũ gây ra để đảm bảo sức khỏe, của cải và tài sản.

Kênh truyền thông: Gián tiếp, trực tiếp.

Hình thức: Video, clip, thuyết trình,...

Phân công nhiệm vụ:

- Lên kế hoạch và liên hệ sự giúp đỡ, tài trợ: trưởng nhóm.

- Chuẩn bị tư liệu phục vụ việc trình bày: cả nhóm.

- Dẫn chương trình: Hải Vân.

- Thuyết trình: Phương, Tuấn.

HĐ 3

Câu 1: Thực hiện kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tau và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Phương pháp giải: Sau khi đã xây dựng kế hoạch cả nhóm tiến hành thực hiện kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tau và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Lời giải chi tiết:

Chủ động cập nhật tình hình thời tiết để thông báo tới người dân

Thường xuyên phát loa về tình hình thời tiết để người dân được cập nhật.

Câu 2: Viết báo cáo kết quả truyền thông đã thực hiện.

Gợi ý:

 

Phương pháp giải: Dựa vào báo cáo và viết bài báo cáo cụ thể về kết quả mình đã thực hiện được.

Lời giải chi tiết:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỤC HIỆN

Nhóm thực hiện: Nguyễn Thu Phương (nhóm trưởng), Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Thị Hoa, Đỗ Thị Hải Vân.

Hình thức truyền thông: gián tiếp, trực tiếp.

Địa điểm tổ chức: lớp học, các CLB sinh hoạt,..

Kết quả:

- Về việc chuẩn bị nội dung: khá đầy đủ, khoa học, rõ ràng, tuy nhiên một số vấn đề chưa đúng trọng tâm, cần lư ý thêm.

- Về việc chuẩn bị địa điểm và phương tiện hỗ trợ: đầy đủ, chu đáo, lịch sự,..

- Về việc đảm bảo thời gian: Thời gian hơi ngắn

- Về số lượng tham dự: mọi người tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tích cực, sôi nổi,...

HĐ 4

- Sưu tầm tư liệu.

- Chia sẻ tư liệu đã sưu tầm được.

Phương pháp giải: Tìm hiểu và sưu tầm các tư liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra.

Lời giải chi tiết:

Trận mưa lớn sáng 4/8 đã khiến một lượng lớn bùn đất tràn xuống tuyến đường dân sinh tại thôn Phú Ninh, xã Minh Phú, Sóc Sơn (gần hồ Ban Tiện).

 

Bùn đất kèm sỏi đá tràn xuống trong lúc nhiều ô tô của khách nghỉ dưỡng đang đỗ dọc tuyến đường. Sự cố khiến nhiều ô tô mắc kẹt, "chôn chân" tại chỗ.

 

Đánh giá chủ đề 7

- Thiết kế được 1 sản phẩm thể hiện vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.

Ví dụ: có thể vẽ, hoặc thiết kế video, clip giới thiệu về đặc trưng của địa phương.

- Lập và thực hiện kế hoạch tổ chức sự kiện giới thiệu cảnh quan thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.

Ví dụ: tổ chức chương trình tri ân, giới thiệu về 1 địa điểm du lịch, danh thắng, di tích của địa phương mà em đã từng tham gia.

- Sưu tầm ít nhất 2 tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong khoảng 3 đến 5 năm gần đây.

Ví dụ:

+ Sạt lở đất ở Sóc Sơn, Hà Nội: Khoảng 10h30 ngày 4/8, khoảng 10 chiếc ô tô đỗ ở tuyến đường bê tông tại thôn Phú Ninh, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), bất ngờ bị bùn đất vùi lấp. Thời điểm xảy ra sự việc, trên địa bàn xảy ra mưa lớn kéo dài.

+ Hạn hán xảy ra ở miền Bắc: Hạn hán làm cho các hồ thủy điện ở miền Bắc về dưới mực nước chết, nhiều tổ máy dừng hoạt động. Điều này khiến miền Bắc vốn đã thiếu điện càng thêm thiếu, tình trạng cắt điện ngày càng trầm trọng.

- Viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong khoảng 3 đến 5 năm gần đây.

Ví dụ: Dựa vào kiến thức, gợi ý để viết được báo cáo cụ thể.

- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tổ chức 1 hoạt động truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Ví dụ: Dựa vào kiến thức, gợi ý xây dựng kế hoạch phòng chống bão lũ trong năm 2023.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.