Đề thi học kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 9
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl
Đề bài
Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose, các dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là
-
A.
Dung dịch NaCl và dung dịch HCl.
-
B.
Dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn
-
C.
Dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose.
-
D.
Dung dịch NaCl và dung dịch giấm ăn.
Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?
-
A.
NaCl
-
B.
CH3COOH
-
C.
HNO3
-
D.
HCl
Một nguyên tố R có hóa trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng. Công thức oxide đó là
-
A.
CuO
-
B.
SO2
-
C.
MgO
-
D.
Al2O3
Trong các oxide: CaO, SO2, Fe2O3, CO2, CO, MgO, Al2O3, ZnO, Na2O, BaO, số lượng oxide base là
-
A.
5
-
B.
6
-
C.
7
-
D.
4
Oxide nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
-
A.
CO2
-
B.
CO
-
C.
O2
-
D.
N2
Trộn 2 sung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa?
-
A.
BaCl2, Na2SO4
-
B.
Na2CO3, Ba(OH)2
-
C.
BaCl2, AgNO3
-
D.
NaCl, K2SO4
Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng
-
A.
HCl
-
B.
Nước
-
C.
HNO3
-
D.
NaCl
Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
-
A.
Nitrogen
-
B.
Carbon
-
C.
Potassium
-
D.
Phosphorus
Để tăng năng suất cây trồng ta cần phải
-
A.
Chọn giống tốt
-
B.
Chọn đất trồng
-
C.
Chăm sóc (bón phân; làm cỏ)
-
D.
Cả 3 đáp án còn lại
Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là
-
A.
46,67
-
B.
63,64
-
C.
32,33
-
D.
31,33
Sục V lít (đkc) khí CO2 vào 200ml Ca(OH)2 0,2M thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Đun nóng dung dịch X đến khối lượng không đổi thu được 2 gam kết tủa. Giá trị m, V lần lượt là
-
A.
4g và 1,4875 lít
-
B.
2g và 1,4874 lít
-
C.
6g và 2,479 lít
-
D.
2g và 0,4958 lít
Cho 250ml dung dịch Ba(OH)2 a M vào dung dịch H2SO4 thu được 5,825g kết tủa. Giá trị aM là
-
A.
0,1
-
B.
0,15
-
C.
0,2
-
D.
0,25
Nung 100kg đá vôi (CaCO3) thu được 26,88g vôi sống (CaO). Hiệu suất của quá trình nung là
-
A.
100%
-
B.
48%
-
C.
50%
-
D.
95%
Hòa tan 4,8 gam bột Mg vào 100g dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được muối MgSO4 và khí hydrogen. Nồng độ % muối thu được là:
-
A.
24,6%
-
B.
21,86%
-
C.
23%
-
D.
24%
Trường hợp nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
-
A.
Quả bóng bàn bị bẹp, khi bỏ vào nước nóng thì phồng lên như cũ.
-
B.
Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.
-
C.
Cắm một ống hút hở hai đầu ngập vào cốc nước, dùng ngón tay bịt kín đầu trên và kéo ống ra khỏi cốc, thấy nước không chảy ra khỏi ống.
-
D.
Dùng tay ép chặt một đầu lò xo của bút bi, rồi thả tay ra, thấy đầu bút búng lên như cũ.
Khối lượng riêng của một chất là
-
A.
khối lượng của chất đó.
-
B.
khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
-
C.
bằng thể tích của vật chia khối lượng của vật.
-
D.
khối lượng của một lít chất đó.
Đâu là dãy gồm các đơn vị khối lượng riêng thường dùng?
-
A.
kg/m; kg/m3; m3/kg.
-
B.
g/m; kg/m3; cm3/kg.
-
C.
g/m3; kg/m3; m3/kg.
-
D.
kg/m3; g/m3; g/cm3.
Áp lực là
-
A.
lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
-
B.
lực ép có phương song song góc với mặt bị ép.
-
C.
lực đẩy hoặc kéo có cùng phương với mặt bị ép.
-
D.
lực tác dụng của vật lên dây treo trên giá.
Hiện tượng nào sau đây là do lực đẩy Archimedes gây ra ?
-
A.
Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí.
-
B.
Khi đá quả bóng, quả bóng bay xa.
-
C.
Lực của vận động viên bơi đang cố hết sức để bơi về đích.
-
D.
Lực của chú thợ dùng vặn ốc vít vào tường.
Điều kiện để một vật chìm xuống trong chất lỏng là:
-
A.
khối lượng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
-
B.
trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
-
C.
trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
-
D.
trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Archimedes.
Trong thực tế khi xây nhà người ta xây móng nhà phải xây rộng bản hơn tường nhà với mục đích
-
A.
để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.
-
B.
để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.
-
C.
để tăng áp suất lên mặt đất.
-
D.
để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi?
-
A.
Khoảng cách OO1 = OO2
-
B.
Khoảng cách OO1 > OO2
-
C.
Khoảng cách OO1 < OO2
-
D.
Khi O1 trùng O2
Tình huống nào sau đây xuất hiện mô men lực?
-
A.
Vận động viên đang trượt tuyết
-
B.
Bóng đèn treo trên trần nhà
-
C.
Cánh cửa quay quanh bản lề
-
D.
Nước chảy từ trên xuống
Hai vật nhiễm điện tích cùng loại, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng sẽ:
-
A.
Hút nhau.
-
B.
Đẩy nhau.
-
C.
Vừa hút vừa đẩy nhau.
-
D.
Không có hiện tượng gì cả.
Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng
-
A.
đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
-
B.
vectơ.
-
C.
để xác định độ lớn của lực tác dụng.
-
D.
luôn có giá trị âm.
Em hãy hoàn thành câu sau đây để được câu có ý nghĩa vật lí:
Lực …….., moment lực ……...., tác dụng làm quay càng lớn.
-
A.
càng lớn, càng nhỏ.
-
B.
càng lớn, càng lớn.
-
C.
càng nhỏ, càng nhỏ.
-
D.
càng nhỏ, càng lớn.
Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
-
A.
Dụng cụ khui nắp chai.
-
B.
Bấm giấy.
-
C.
Tua vít.
-
D.
Bập bênh.
Muốn đo khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1cm X 1,5cm X 2cm người ta dùng những dụng cụ gì?
-
A.
Cần dùng một cái cân và thước kẻ.
-
B.
Cần dùng một cái cân và lực kế.
-
C.
Cần dùng một lực kế và bình chia độ.
-
D.
Cần dùng một cái cân và bình chia độ.
Lời giải và đáp án
Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose, các dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là
-
A.
Dung dịch NaCl và dung dịch HCl.
-
B.
Dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn
-
C.
Dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose.
-
D.
Dung dịch NaCl và dung dịch giấm ăn.
Đáp án : B
Các dung dịch acid làm quỳ tím hóa đỏ.
Dung dịch HCl, dung dịch giấm ăn có thành phần là acid làm quỳ tím hóa đỏ.
Đáp án B
Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?
-
A.
NaCl
-
B.
CH3COOH
-
C.
HNO3
-
D.
HCl
Đáp án : A
Các acid có thể hòa tan một số kim loại.
Fe không phản ứng với muối NaCl.
Đáp án A
Một nguyên tố R có hóa trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng. Công thức oxide đó là
-
A.
CuO
-
B.
SO2
-
C.
MgO
-
D.
Al2O3
Đáp án : C
Dựa vào thành phần % nguyên tố trong oxide.
Gọi oxide là RO
Ta có: %O = \(\frac{{16}}{{16 + {M_R}}}.100 = 40\% \to {M_R} = 24\)
Vậy R là kim loại Mg.
Đáp án C
Trong các oxide: CaO, SO2, Fe2O3, CO2, CO, MgO, Al2O3, ZnO, Na2O, BaO, số lượng oxide base là
-
A.
5
-
B.
6
-
C.
7
-
D.
4
Đáp án : A
Oxide base được tạo ra từ kim loại và oxygen trừ các oxide lưỡng tính.
CaO, Fe2O3, MgO, Na2O, BaO là các oxide base.
Đáp án A
Oxide nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
-
A.
CO2
-
B.
CO
-
C.
O2
-
D.
N2
Đáp án : A
Dựa vào một số tính chất của oxide.
CO2 là oxide gây ra hiệu ứng nhà kính.
Đáp án A
Trộn 2 sung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa?
-
A.
BaCl2, Na2SO4
-
B.
Na2CO3, Ba(OH)2
-
C.
BaCl2, AgNO3
-
D.
NaCl, K2SO4
Đáp án : D
Dựa vào tính tan của muối
A. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
B. Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
C. BaCl2 + AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓
D. Không phản ứng
Đáp án D
Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng
-
A.
HCl
-
B.
Nước
-
C.
HNO3
-
D.
NaCl
Đáp án : B
Dựa vào tính chất của oxide.
CaO tan được trong nước tạo dung dịch Ca(OH)2 theo phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2
MgO không tan trong nước. Vì vậy có thể dùng nước để nhận biết CaO và MgO.
Đáp án B
Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
-
A.
Nitrogen
-
B.
Carbon
-
C.
Potassium
-
D.
Phosphorus
Đáp án : D
Dựa vào các loại phân bón
Phân lân là loại phân chứa nguyên tố dinh dưỡng phosphorus.
Đáp án D
Để tăng năng suất cây trồng ta cần phải
-
A.
Chọn giống tốt
-
B.
Chọn đất trồng
-
C.
Chăm sóc (bón phân; làm cỏ)
-
D.
Cả 3 đáp án còn lại
Đáp án : D
Dựa vào các biện pháp để tăng năng suất cây trồng.
Có thể kết hợp cả 3 biện pháp để tăng năng suất cây trồng.
Đáp án D
Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là
-
A.
46,67
-
B.
63,64
-
C.
32,33
-
D.
31,33
Đáp án : A
Dựa vào cách tính thành phần % nguyên tố trong hợp chất.
%N = \(\frac{{14.2}}{{14.2 + 1.4 + 12 + 16}}.100 = 46,67\% \)
Đáp án A
Sục V lít (đkc) khí CO2 vào 200ml Ca(OH)2 0,2M thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Đun nóng dung dịch X đến khối lượng không đổi thu được 2 gam kết tủa. Giá trị m, V lần lượt là
-
A.
4g và 1,4875 lít
-
B.
2g và 1,4874 lít
-
C.
6g và 2,479 lít
-
D.
2g và 0,4958 lít
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của oxide acid.
n Ca(OH)2 = CM. V = 0,2.0,2 = 0,04 mol; n CaCO3 = 2 : 100 = 0,02 mol
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Kết tủa thu được: CaCO3
Dung dịch X thu được: Ca(HCO3)2
Đun dung dịch X ta có phản ứng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
0,02 ← 0,02
Từ (2) ta có: n Ca(OH)2 = n Ca(HCO3)2 = 0,02 mol
→ n Ca(OH)2 trong phản ứng (1) = n Ca(OH)2 ban đầu – n Ca(OH)2 (2) = 0,04 – 0,02 = 0,02 mol
Tổng n CO2 trong phản ứng (1) + (2) = 0,02 + 0,02.2 = 0,06
V CO2 = 0,06.24,79 = 1,4874 lít
Từ (1): n CaCO3 = n Ca(OH)2 = 0,02 mol
m CaCO3 = 0,02.100 = 2g
Đáp án B
Cho 250ml dung dịch Ba(OH)2 a M vào dung dịch H2SO4 thu được 5,825g kết tủa. Giá trị aM là
-
A.
0,1
-
B.
0,15
-
C.
0,2
-
D.
0,25
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của dung dịch base.
n Ba(OH)2 = 0,25.a = 0,25a mol
n BaSO4 = 5,825 : 233 = 0,025 mol
PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
0,025 ← 0,025
Ta có: 0,25a = 0,025 → a = 0,1M
Đáp án A
Nung 100kg đá vôi (CaCO3) thu được 26,88g vôi sống (CaO). Hiệu suất của quá trình nung là
-
A.
100%
-
B.
48%
-
C.
50%
-
D.
95%
Đáp án : B
Dựa vào phản ứng nung đá vôi.
n CaO = 26,88 : 56 = 0,48 mol
CaCO3 → CaO + CO2
0,48 ← 0,48
H% = \(\frac{{{m_{CaC{O_3}(p/u)}}}}{{{m_{CaC{O_3}(b/dau)}}}}.100 = \frac{{0,48.100}}{{100}}.100 = 48\% \)
Đáp án B
Hòa tan 4,8 gam bột Mg vào 100g dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được muối MgSO4 và khí hydrogen. Nồng độ % muối thu được là:
-
A.
24,6%
-
B.
21,86%
-
C.
23%
-
D.
24%
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của acid.
n Mg = 4,8 : 24 = 0,2 mol
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
0,2 → 0,2 0,2
m MgSO4 = 0,2 . 120 = 24g
m H2 = 0,2.2 = 0,4g
m dung dịch = m Mg + m dung dịch H2SO4 – m H2 = 4,8 + 100 – 0,4 = 104,4g
C% MgSO4 = \(\frac{{24}}{{104,4}}.100 \approx 23\% \)
Đáp án C
Trường hợp nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
-
A.
Quả bóng bàn bị bẹp, khi bỏ vào nước nóng thì phồng lên như cũ.
-
B.
Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.
-
C.
Cắm một ống hút hở hai đầu ngập vào cốc nước, dùng ngón tay bịt kín đầu trên và kéo ống ra khỏi cốc, thấy nước không chảy ra khỏi ống.
-
D.
Dùng tay ép chặt một đầu lò xo của bút bi, rồi thả tay ra, thấy đầu bút búng lên như cũ.
Đáp án : C
Áp suất khí quyển là lực tác động của không khí lên bề mặt các vật thể theo mọi phương. Những hiện tượng liên quan đến sự giữ chất lỏng hoặc vật thể nhờ vào áp suất bên ngoài thường do áp suất khí quyển gây ra.
A: Hiện tượng này xảy ra do không khí bên trong quả bóng giãn nở khi gặp nhiệt độ cao, không liên quan đến áp suất khí quyển.
B: Đây là hiện tượng tăng áp suất bên trong bóng bay, không do áp suất khí quyển.
C: Khi đầu ống hút bịt kín, áp suất khí quyển bên ngoài giữ nước lại trong ống, hiện tượng này do áp suất khí quyển gây ra.
D: Đây là hiện tượng do lực đàn hồi của lò xo, không liên quan đến áp suất khí quyển.
Đáp án: C
Khối lượng riêng của một chất là
-
A.
khối lượng của chất đó.
-
B.
khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
-
C.
bằng thể tích của vật chia khối lượng của vật.
-
D.
khối lượng của một lít chất đó.
Đáp án : B
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Công thức: \(D = \frac{m}{V}\)
A: Sai, đây chỉ là khối lượng.
B: Đúng theo định nghĩa.
C: Sai, đây là khối lượng riêng nhân nghịch đảo.
D: Sai, khối lượng của một lít là không cố định.
Đáp án: B
Đâu là dãy gồm các đơn vị khối lượng riêng thường dùng?
-
A.
kg/m; kg/m3; m3/kg.
-
B.
g/m; kg/m3; cm3/kg.
-
C.
g/m3; kg/m3; m3/kg.
-
D.
kg/m3; g/m3; g/cm3.
Đáp án : D
Đơn vị của khối lượng riêng thường dùng là kg/m3; g/m3; g/cm3
Chỉ dãy D chứa toàn các đơn vị khối lượng riêng phổ biến.
Đáp án: D
Áp lực là
-
A.
lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
-
B.
lực ép có phương song song góc với mặt bị ép.
-
C.
lực đẩy hoặc kéo có cùng phương với mặt bị ép.
-
D.
lực tác dụng của vật lên dây treo trên giá.
Đáp án : A
Áp lực là lực tác dụng vuông góc với bề mặt tiếp xúc.
A: Đúng, vì áp lực vuông góc với mặt bị ép.
B, C, D: Sai vì không đúng định nghĩa áp lực.
Đáp án: A
Hiện tượng nào sau đây là do lực đẩy Archimedes gây ra ?
-
A.
Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí.
-
B.
Khi đá quả bóng, quả bóng bay xa.
-
C.
Lực của vận động viên bơi đang cố hết sức để bơi về đích.
-
D.
Lực của chú thợ dùng vặn ốc vít vào tường.
Đáp án : A
Lực đẩy Archimedes là lực nâng một vật trong chất lỏng, tỉ lệ với thể tích chìm của vật và khối lượng riêng chất lỏng.
A: Đúng, do lực đẩy Archimedes.
B, C, D: Không liên quan đến lực đẩy Archimedes.
Đáp án: A
Điều kiện để một vật chìm xuống trong chất lỏng là:
-
A.
khối lượng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
-
B.
trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
-
C.
trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
-
D.
trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Archimedes.
Đáp án : B
Vật chìm khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật hoặc trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
B: Đúng.
A, C, D: Sai do không đúng với điều kiện chìm của vật.
Đáp án: B
Trong thực tế khi xây nhà người ta xây móng nhà phải xây rộng bản hơn tường nhà với mục đích
-
A.
để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.
-
B.
để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.
-
C.
để tăng áp suất lên mặt đất.
-
D.
để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
Đáp án : D
Diện tích móng lớn sẽ làm giảm áp suất tác dụng lên mặt đất để tránh sụt lún.
D: Đúng, giảm áp suất lên mặt đất.
A, B, C: Sai vì không phải mục đích chính.
Đáp án: D
Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi?
-
A.
Khoảng cách OO1 = OO2
-
B.
Khoảng cách OO1 > OO2
-
C.
Khoảng cách OO1 < OO2
-
D.
Khi O1 trùng O2
Đáp án : B
Đòn bẩy lợi lực khi khoảng cách từ điểm tựa đến lực tác dụng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến lực cản.
B: Đúng, OO1 > OO2 (với O là điểm tựa).
Đáp án: B
Tình huống nào sau đây xuất hiện mô men lực?
-
A.
Vận động viên đang trượt tuyết
-
B.
Bóng đèn treo trên trần nhà
-
C.
Cánh cửa quay quanh bản lề
-
D.
Nước chảy từ trên xuống
Đáp án : C
Moment lực xuất hiện khi lực tác dụng làm vật quay quanh một trục hoặc điểm tựa.
C: Đúng, cánh cửa quay quanh bản lề.
A, B, D: Không xuất hiện moment lực.
Đáp án: C
Hai vật nhiễm điện tích cùng loại, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng sẽ:
-
A.
Hút nhau.
-
B.
Đẩy nhau.
-
C.
Vừa hút vừa đẩy nhau.
-
D.
Không có hiện tượng gì cả.
Đáp án : B
Hai điện tích cùng loại sẽ đẩy nhau, khác loại sẽ hút nhau.
B: Đúng.
A, C, D: Sai.
Đáp án: B
Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng
-
A.
đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
-
B.
vectơ.
-
C.
để xác định độ lớn của lực tác dụng.
-
D.
luôn có giá trị âm.
Đáp án : A
Moment lực đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
A: Đúng.
B, C, D: Sai vì không phù hợp định nghĩa.
Đáp án: A
Em hãy hoàn thành câu sau đây để được câu có ý nghĩa vật lí:
Lực …….., moment lực ……...., tác dụng làm quay càng lớn.
-
A.
càng lớn, càng nhỏ.
-
B.
càng lớn, càng lớn.
-
C.
càng nhỏ, càng nhỏ.
-
D.
càng nhỏ, càng lớn.
Đáp án : B
Moment lực tỉ lệ thuận với độ lớn lực và khoảng cách đến trục quay.
B: Đúng, lực càng lớn, moment càng lớn.
Đáp án: B
Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
-
A.
Dụng cụ khui nắp chai.
-
B.
Bấm giấy.
-
C.
Tua vít.
-
D.
Bập bênh.
Đáp án : C
Dụng cụ ứng dụng đòn bẩy phải có điểm tựa, lực tác dụng và lực cản.
C: Đúng, tua vít không phải là đòn bẩy.
Đáp án: C
Muốn đo khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1cm X 1,5cm X 2cm người ta dùng những dụng cụ gì?
-
A.
Cần dùng một cái cân và thước kẻ.
-
B.
Cần dùng một cái cân và lực kế.
-
C.
Cần dùng một lực kế và bình chia độ.
-
D.
Cần dùng một cái cân và bình chia độ.
Đáp án : D
Khối lượng riêng cần khối lượng (dùng cân) và thể tích (bình chia độ).
Khối lượng riêng cần khối lượng (dùng cân) và thể tích (bình chia độ).
Đáp án: D
Dựa vào tính chất hóa học của acid.
a) PTHH:
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
b) n H2SO4 = 0,5.0,1 = 0,05 mol
Từ các phản ứng ta thấy: n H2O = n H2SO4 = 0,05 mol
Bảo toàn khối lượng ta có: m hỗn hợp + m H2SO4 = m muối + m H2O
→m muối = 2,81 + 0,05.98 – 0,05.18 = 6,81gam.
a) Vận dụng công thức m = D.V
b) Vận dụng lí thuyết về áp suất
a) Khối lượng của vật bằng sắt: \(m = D.V = {7800.250.10^{ - 6}} = 1,95\,kg\)
b) Mũi đinh nhọn để tăng áp suất, dễ xuyên qua vật. Đầu đinh to để giảm áp suất lên búa, dễ đóng đinh.
Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành:
Chất nào sau đây là hydrochlric acid?
Biến đổi nào sau đây là biến đổi hóa học?
Cho các nhận định sau về cách sử dụng dụng cụ trong phòng thí nghiệm:
Phản ứng hóa học là gì?
Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại acid là
Dãy chất chỉ toàn bao gồm acid là A. HCl; NaOH. B. CaO; H2SO4 .
Câu 1. Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."
Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quì tím chuyển sang màu đỏ?
Định nghĩa: biến đổi hóa học, biến đổi vật lí, chất sản phẩm, chất tham gia, phản ứng hóa