Đề thi học kì 1 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 17
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi học kì 1 - Đề số 17
Đề bài
Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
-
A.
Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
-
B.
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
-
C.
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
-
D.
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng
-
A.
2 N.
-
B.
20 N.
-
C.
200 N.
-
D.
2 000 N.
Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2. Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?
-
A.
250 g.
-
B.
150 g.
-
C.
400 g.
-
D.
500 g.
Đơn vị đo trọng lượng là:
-
A.
lít (l)
-
B.
mét vuông (m2)
-
C.
niutơn (N)
-
D.
kilogam (kg)
Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau theo độ lớn tăng dần
-
A.
a – b – c – d.
-
B.
d – b – c – a.
-
C.
b – d – c – a.
-
D.
b – d – a – c.
Để đo chu vi của miệng cốc hình tròn, phải sử dụng loại thước nào?
-
A.
Thước thẳng.
-
B.
Thước dây.
-
C.
Thước cuộn.
-
D.
Thước kẹp.
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí?
-
A.
Khả năng tan trong nước
-
B.
Khả năng dẫn điện
-
C.
Khả năng chịu nén
-
D.
Khả năng cháy.
Từ/ cụm từ nào sau đây không chỉ tên của chất?
-
A.
ấm nhôm
-
B.
nhôm
-
C.
nước
-
D.
protein
Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng?
-
A.
Nóng chảy và bay hơi
-
B.
Nóng chảy và đông đặc
-
C.
Bay hơi và đông đặc
-
D.
Bay hơi và ngưng tụ.
Thành phần nào sau đây có nhiều trong không khí sẽ gây ô nhiễm môi trường?
-
A.
Nitrogen
-
B.
Oxygen
-
C.
Hơi nước
-
D.
Carbon dioxide
Quá trình nào sau đây tạo ra khí oxygen?
-
A.
Hô hấp
-
B.
Quang hợp
-
C.
Đốt cháy
-
D.
Oxi hóa
Biểu hiện nào dưới đây không phải do ô nhiễm không khí gây nên?
-
A.
Có sương mù vào sáng sớm
-
B.
Không khí có mùi khó chịu
-
C.
Tầm nhìn xa bị giảm do bụi
-
D.
Không khí có màu xám như khói.
Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
-
A.
Nhiên liệu khí.
-
B.
Nhiên liệu lỏng
-
C.
Nhiên liệu rắn
-
D.
Nhiên liệu hóa thạch
Hàm lượng dinh dưỡng chính có trong lương thực là:
-
A.
nước
-
B.
protein
-
C.
carbohydrate
-
D.
Lipid
Nước muối là
-
A.
dung dịch
-
B.
huyền phù
-
C.
nhũ tương
-
D.
hỗn hợp không đồng nhất.
Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ, lọc và cô cạn?
-
A.
bột nhôm và muối ăn
-
B.
bột than và bột sắt.
-
C.
đường và muối
-
D.
giấm và rượu.
Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
-
A.
gạch
-
B.
bàn ghế
-
C.
bình hoa
-
D.
đất sét
Phương pháp cô cạn được dùng để tách hỗn hợp các chất nào sau đây?
-
A.
Rượu và nước
-
B.
Đường và nước
-
C.
Cát và nước
-
D.
Dầu ăn và nước
Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
-
A.
Bột canh
-
B.
Nước cất
-
C.
Hạt nêm
-
D.
Nước thải.
Dầu giấm, viên nang dầu cá là
-
A.
nhũ tương
-
B.
chất tinh khiết
-
C.
dung dịch
-
D.
huyền phù.
Phương pháp đơn giản nhất để tách tinh dầu bưởi ra khỏi nước?
-
A.
Dùng máy li tâm
-
B.
Lọc
-
C.
Cô cạn
-
D.
Chiết
Nếu không may làm đổ nước vào xăng, ta dùng phương pháp gì để tách riêng xăng ra khỏi nước?
-
A.
Lọc
-
B.
Chiết
-
C.
Chưng cất
-
D.
Cô cạn
Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật (hình vẽ) cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên cây đậu Hà Lan.
-
A.
Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ
-
B.
Hệ chồi và hệ rễ.
-
C.
Hệ chồi và hệ thân
-
D.
Hệ rễ và hệ thân
Miền Bắc nước ta gọi quả roi đỏ, miền Nam gọi là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
-
A.
Tên phổ thông
-
B.
Tên địa phương
-
C.
Tên dân gian
-
D.
Tên khoa học
Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là?
-
A.
Hình cầu, hình khối, hình que
-
B.
Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn
-
C.
Hình que, hình xoắn, hình cầu
-
D.
Hình khối, hình que, hình cầu
Đặc điểm cơ bản nào dưới đây là cơ sở để xếp vi khuẩn vào giới Khởi sinh?
-
A.
Kích thước cơ thể nhỏ bé.
-
B.
Cơ thể đơn bào, nhân sơ.
-
C.
Sống kí sinh trong tế bào chủ.
-
D.
Môi trường sống đa dạng.
Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?
-
A.
Bệnh dại
-
B.
Bệnh kiết lị
-
C.
Bệnh vàng da
-
D.
Bệnh tả
Vai trò của nhân tế bào:
-
A.
là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào.
-
B.
tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
-
C.
là vùng nằm giữa màng tế bào và chất tế bào, tham gia hấp thụ chất dinh dưỡng.
-
D.
là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
-
A.
Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
-
B.
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
-
C.
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
-
D.
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về lực ma sát: lực ma sát luôn có xu hướng cản trở chuyển động tương đối giữa hai bề mặt tiếp xúc.
- Lực ma sát không cùng hướng mà ngược hướng với hướng chuyển động (loại A).
- Khi vật chuyển động nhanh dần, lực đẩy lớn hơn lực ma sát, không phải lực ma sát lớn hơn lực đẩy (loại B).
- Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy (loại C).
- Phát biểu D đúng vì lực ma sát trượt luôn cản trở chuyển động trượt.
Đáp án: D
Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng
-
A.
2 N.
-
B.
20 N.
-
C.
200 N.
-
D.
2 000 N.
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về trọng lượng: P = 10m
P = 10m = 10.2 = 20 N
Đáp án: B
Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2. Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?
-
A.
250 g.
-
B.
150 g.
-
C.
400 g.
-
D.
500 g.
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về giá trị mỗi vạch trên lực kế.
Mỗi vạch tương ứng: \(\frac{{100\,{\rm{g}}}}{2} = 50\,{\rm{g}}\)
Khi kim chỉ vạch thứ 5, tổng khối lượng: \(5.50 = 250\,{\rm{g}}\)
Đáp án: A
Đơn vị đo trọng lượng là:
-
A.
lít (l)
-
B.
mét vuông (m2)
-
C.
niutơn (N)
-
D.
kilogam (kg)
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về trọng lượng là lực, đơn vị đo lực là niutơn (N).
- Loại A, B: không liên quan đến lực.
- Loại D: kilogam là đơn vị đo khối lượng, không phải trọng lượng.
Đáp án: C
Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau theo độ lớn tăng dần
-
A.
a – b – c – d.
-
B.
d – b – c – a.
-
C.
b – d – c – a.
-
D.
b – d – a – c.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về so sánh các lực được thể hiện bằng các hình hoặc số liệu cụ thể.
- Hình a (Người đẩy xe hàng): Lực do người tác dụng để đẩy xe hàng là lớn nhất trong các trường hợp, vì nó bao gồm cả trọng lượng của hàng hóa trên xe.
- Hình b (Tay bấm điện thoại): Lực tác dụng khi bấm điện thoại là nhỏ nhất, vì chỉ cần một lực nhẹ để tác động lên màn hình cảm ứng.
- Hình c (Học sinh đeo ba lô): Lực trong trường hợp này tương đối lớn, phụ thuộc vào khối lượng của ba lô mà học sinh mang theo.
- Hình d (Tay cầm quả táo): Lực cầm quả táo là nhỏ hơn lực đeo ba lô nhưng lớn hơn lực bấm điện thoại, vì nó phải giữ được trọng lượng của quả táo.
Đáp án: C
Để đo chu vi của miệng cốc hình tròn, phải sử dụng loại thước nào?
-
A.
Thước thẳng.
-
B.
Thước dây.
-
C.
Thước cuộn.
-
D.
Thước kẹp.
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về lựa chọn thước phù hợp với bề mặt cong, tròn.
- Thước thẳng và thước kẹp chỉ đo được chiều dài thẳng.
- Thước dây là loại thước phù hợp nhất để đo chu vi của một vật hình tròn.
Đáp án: B
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí?
-
A.
Khả năng tan trong nước
-
B.
Khả năng dẫn điện
-
C.
Khả năng chịu nén
-
D.
Khả năng cháy.
Đáp án : D
Dựa vào tính chất của chất.
Khả năng cháy là tính chất hóa học của chất.
Đáp án D
Từ/ cụm từ nào sau đây không chỉ tên của chất?
-
A.
ấm nhôm
-
B.
nhôm
-
C.
nước
-
D.
protein
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của chất.
ấm nhôm là hỗn hợp nhiều chất.
Đáp án A
Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng?
-
A.
Nóng chảy và bay hơi
-
B.
Nóng chảy và đông đặc
-
C.
Bay hơi và đông đặc
-
D.
Bay hơi và ngưng tụ.
Đáp án : B
Dựa vào sự chuyển thể của chất.
Khi đúc tượng bằng đồng cần nóng chảy và đông đặc đồng.
Đáp án B
Thành phần nào sau đây có nhiều trong không khí sẽ gây ô nhiễm môi trường?
-
A.
Nitrogen
-
B.
Oxygen
-
C.
Hơi nước
-
D.
Carbon dioxide
Đáp án : D
Dựa vào các nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường.
Carbon dioxide sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính
Đáp án D
Quá trình nào sau đây tạo ra khí oxygen?
-
A.
Hô hấp
-
B.
Quang hợp
-
C.
Đốt cháy
-
D.
Oxi hóa
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về khí oxygen.
Quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra khí oxygen.
Đáp án B
Biểu hiện nào dưới đây không phải do ô nhiễm không khí gây nên?
-
A.
Có sương mù vào sáng sớm
-
B.
Không khí có mùi khó chịu
-
C.
Tầm nhìn xa bị giảm do bụi
-
D.
Không khí có màu xám như khói.
Đáp án : A
Dựa vào các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Có sương mù vào sáng sớm là quá trình ngưng tụ của nước nên không phải do ô nhiễm không khí gây nên.
Đáp án A
Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
-
A.
Nhiên liệu khí.
-
B.
Nhiên liệu lỏng
-
C.
Nhiên liệu rắn
-
D.
Nhiên liệu hóa thạch
Đáp án : A
Dựa vào các loại nhiên liệu.
Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn.
Đáp án A
Hàm lượng dinh dưỡng chính có trong lương thực là:
-
A.
nước
-
B.
protein
-
C.
carbohydrate
-
D.
Lipid
Đáp án : C
Dựa vào lương thực, thực phẩm.
Lương thực cung cấp carbohydrate cho cơ thể.
Đáp án C
Nước muối là
-
A.
dung dịch
-
B.
huyền phù
-
C.
nhũ tương
-
D.
hỗn hợp không đồng nhất.
Đáp án : A
Dựa vào các dạng hỗn hợp.
Nước muối là hỗn hợp đồng nhất (dung dịch)
Đáp án A
Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ, lọc và cô cạn?
-
A.
bột nhôm và muối ăn
-
B.
bột than và bột sắt.
-
C.
đường và muối
-
D.
giấm và rượu.
Đáp án : A
Dựa vào các phương pháp tách chất.
Bột nhôm và muối ăn có thể tách riêng khi cho vào nước vì bột nhôm không tan trong nước.
Sau khi tách bột nhôm còn lại muối ăn tan trong nước tạo dung dịch, sử dụng phương pháp cô cạn để thu được muối ăn.
Đáp án A
Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
-
A.
gạch
-
B.
bàn ghế
-
C.
bình hoa
-
D.
đất sét
Đáp án : D
Dựa vào một số nguyên vật liệu.
Đất sét được xem là nguyên liệu vì có thể tạo ra các sản phẩm như gạch, đồ gốm,…
Đáp án D
Phương pháp cô cạn được dùng để tách hỗn hợp các chất nào sau đây?
-
A.
Rượu và nước
-
B.
Đường và nước
-
C.
Cát và nước
-
D.
Dầu ăn và nước
Đáp án : B
Dựa vào các phương pháp tách chất khỏi hỗn hợp.
Phương pháp cô cạn dùng để tách đường và nước.
Đáp án B
Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
-
A.
Bột canh
-
B.
Nước cất
-
C.
Hạt nêm
-
D.
Nước thải.
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm chất tinh khiết.
Nước cất là chất tinh khiết.
Đáp án B
Dầu giấm, viên nang dầu cá là
-
A.
nhũ tương
-
B.
chất tinh khiết
-
C.
dung dịch
-
D.
huyền phù.
Đáp án : A
Dựa vào các dạng hỗn hợp.
Dầu giấm, viên nang dầu cá là các nhũ tương.
Đáp án A
Phương pháp đơn giản nhất để tách tinh dầu bưởi ra khỏi nước?
-
A.
Dùng máy li tâm
-
B.
Lọc
-
C.
Cô cạn
-
D.
Chiết
Đáp án : D
Dựa vào các phương pháp tách chất.
Có thể dùng phương pháp chiết để tách tinh dầu bưởi ra khỏi nước.
Đáp án D
Nếu không may làm đổ nước vào xăng, ta dùng phương pháp gì để tách riêng xăng ra khỏi nước?
-
A.
Lọc
-
B.
Chiết
-
C.
Chưng cất
-
D.
Cô cạn
Đáp án : B
Dựa vào các phương pháp tách chất.
Có thể dùng phương pháp chiết để tách xăng ra khỏi nước.
Đáp án B
Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật (hình vẽ) cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên cây đậu Hà Lan.
-
A.
Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ
-
B.
Hệ chồi và hệ rễ.
-
C.
Hệ chồi và hệ thân
-
D.
Hệ rễ và hệ thân
Đáp án : B
- Xác định các hệ cơ quan trong cây và mối quan hệ giữa các bộ phận của cây đậu Hà Lan.
- Nhận diện các hệ cơ quan quan trọng trong cây để tìm ra câu trả lời chính xác.
- Hệ thân: Bao gồm các bộ phận như thân, lá, hoa và quả, thực hiện chức năng như quang hợp, vận chuyển chất dinh dưỡng.
- Hệ chồi: Bao gồm các phần mọc từ đỉnh sinh trưởng của cây, tạo thành lá, cành và hoa.
- Hệ rễ: Bao gồm các bộ phận dưới đất như rễ chính và rễ phụ, giúp cây cố định vào đất và hấp thụ nước, muối khoáng.
Cây đậu Hà Lan có các bộ phận cấu tạo chủ yếu là hệ chồi (cành, lá, hoa) và hệ rễ (rễ).
Miền Bắc nước ta gọi quả roi đỏ, miền Nam gọi là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
-
A.
Tên phổ thông
-
B.
Tên địa phương
-
C.
Tên dân gian
-
D.
Tên khoa học
Đáp án : D
- Xem xét các khái niệm về các loại tên gọi của một loài sinh vật.
- Phân tích sự khác biệt giữa tên gọi địa phương, phổ thông, dân gian và khoa học.
A. Tên phổ thông là tên gọi chung của loài, có thể được sử dụng rộng rãi và có sự khác biệt giữa các vùng miền, nhưng không chắc chắn để khẳng định một loài.
B. Tên địa phương là tên gọi mà người dân ở từng khu vực, địa phương sử dụng. Tuy nhiên, tên địa phương không phải là yếu tố khẳng định hai cách gọi này là của cùng một loài.
C. Tên dân gian tương tự như tên địa phương, nhưng không phải là cơ sở chính để xác định loài.
D. Tên khoa học là tên gọi chính thức và duy nhất được quy định quốc tế, áp dụng cho tất cả các vùng miền.
Dựa vào tên khoa học, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng hai cách gọi "roi đỏ" và “mận” là của cùng một loài.
Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là?
-
A.
Hình cầu, hình khối, hình que
-
B.
Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn
-
C.
Hình que, hình xoắn, hình cầu
-
D.
Hình khối, hình que, hình cầu
Đáp án : C
- Tìm hiểu các loại hình dạng cơ bản của vi khuẩn.
- Phân tích các lựa chọn và xác định các hình dạng đúng.
Vi khuẩn có ba hình dạng điển hình chính là:
- Hình cầu (coccus): Các vi khuẩn có dạng tròn.
- Hình que (bacillus): Các vi khuẩn có dạng hình que, dài và thẳng.
- Hình xoắn (spirillum): Các vi khuẩn có dạng xoắn hoặc xoáy.
Đặc điểm cơ bản nào dưới đây là cơ sở để xếp vi khuẩn vào giới Khởi sinh?
-
A.
Kích thước cơ thể nhỏ bé.
-
B.
Cơ thể đơn bào, nhân sơ.
-
C.
Sống kí sinh trong tế bào chủ.
-
D.
Môi trường sống đa dạng.
Đáp án : B
- Xem xét các đặc điểm phân loại trong sinh học để xác định yếu tố quan trọng nhất để xếp vi khuẩn vào giới Khởi sinh.
- Phân tích các đặc điểm của vi khuẩn và đối chiếu với các đặc trưng của giới Khởi sinh.
Vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh, và chúng có các đặc điểm chung sau:
- Cơ thể đơn bào: Vi khuẩn chỉ có một tế bào.
- Nhân sơ: Vi khuẩn không có màng nhân, vật chất di truyền nằm trong vùng nhân sơ.
Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?
-
A.
Bệnh dại
-
B.
Bệnh kiết lị
-
C.
Bệnh vàng da
-
D.
Bệnh tả
Đáp án : A
- Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh của từng bệnh.
- Xác định bệnh nào do virus, bệnh nào do vi khuẩn hoặc nguyên nhân khác.
- Bệnh dại: Là bệnh do virus gây ra, do virus dại (Rabies virus) lây truyền qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh.
- Bệnh kiết lị: Là bệnh do vi khuẩn Shigella gây ra, không phải do virus.
- Bệnh vàng da: Có thể do virus viêm gan (như virus viêm gan A, B, C) gây ra, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp vàng da đều do virus.
- Bệnh tả: Là bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra, không phải do virus.
Vai trò của nhân tế bào:
-
A.
là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào.
-
B.
tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
-
C.
là vùng nằm giữa màng tế bào và chất tế bào, tham gia hấp thụ chất dinh dưỡng.
-
D.
là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
Đáp án : D
- Xác định vai trò chính của nhân tế bào trong quá trình sống của tế bào.
- Phân tích các đặc điểm về chức năng của nhân tế bào.
Nhân tế bào có vai trò chính là chứa vật chất di truyền (DNA) và điều khiển các hoạt động sống của tế bào, như sao chép, tổng hợp protein và điều khiển quá trình phân chia tế bào.
Vận dụng kiến thức về lực
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
- Đưa ra 3 ví dụ: Lực kéo, lực đẩy, lực ma sát,...
- Mô tả tác dụng: làm vật biến dạng, làm vật chuyển động nhanh/chậm dần hoặc thay đổi hướng chuyển động.
Dựa vào bảng chất tan.
a) Khối lượng đường tinh luyện tan nhiều hơn khối lượng muối trong nước ở cùng nhiệt độ
b) Khi nhiệt độ tăng, khối lượng đường tinh luyện và muối tinh tăng.
- Quan sát các bộ phận của cây ngô và xác định các cơ quan và hệ cơ quan.
- Phân tích các đặc điểm của hạt ngô và so sánh với khái niệm về quả trong sinh học.
a) Các cơ quan của cây ngô: rễ, thân, lá, hoa, bắp ngô
b) Các hệ cơ quan của cây ngô:
- Hệ rễ: rễ
- Hệ chồi: lá, thân, hoa
c) Có thể gọi hạt ngô là quả ngô. Vì hạt ngô là quả của cây ngô. Hạt ngô gồm lớp vỏ quả ngoài hợp nhất với áo hạt. Mỗi hạt ngô trong bắp ngô chính là 1 quả ngô.
Đề thi học kì 1 - Đề số 18
Đề thi học kì 1 - Đề số 16
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 15
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 14
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 13
Đề thi học kì 1 - Đề số 12
Đề thi học kì 1 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 11
Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch?
Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
Vật nào dưới đây là vật sống?
Thành phần chính của đá vôi là:
Lực là:
Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là
Có 1 khúc vải, người ta cần cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong?
Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian?
Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?
Chủ đề 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên