Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 10>
Đề thi giữa kì 1 Văn 10 bộ sách cánh diều đề số 10 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề thi
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA UY – LÍT – XƠ
(Trích Ô – đi – xê – Sử thi Hy Lạp)
Giới thiệu: Sử thi Ô-đi-xê kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ (tên gọi theo tiếng Hy Lạp là Ô-đi-xê-út) sau khi hạ thành Tơ-roa. Đoạn trích dưới đây trong sử thi Ô-đi-xê kể về nỗi nhớ và niềm khao khát được trở về quê hương của người anh hùng Uy-lít-xơ sau 20 năm trời đằng đẳng xa cách (gồm 10 năm đánh thành Tơ-roa và 10 năm trôi dạt lênh đênh trên các miền đất lạ).
Chín ngày đêm, Uy-lít-xơ phó mặc số mệnh cho gió dập sóng vùi. Chàng chỉ có mỗi cách đối phó và bám chắc lấy con bè đơn sơ của mình, con bè bằng hai cây gỗ ghép lại. Đến đêm thứ mười, chàng trôi dạt vào bờ biển của một hòn đảo. Đó là hòn đảo Ô-gi-giê ở giữa biển khơi bao la mà xưa nay chẳng mấy ai biết đến. Cai quản hòn đảo này là tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, con của vị thần Ti-tăng Át-lát. Chẳng rõ nàng tiên xinh đẹp dòng dõi của Ti-tăng này cai quản hòn đảo từ bao giờ, chỉ biết hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm dồi dào mùa nào thức ấy chẳng hề thiếu thốn một thứ gì. Hơn nữa, trên đảo, ngoài Ca-líp-xô và những người nữ tì hầu hạ nàng, chẳng có một bộ lạc đông đảo nào ở cho nên của cải vật phẩm đã sung túc lại càng sung túc Ca-líp-xô sống biệt lập ở đây chẳng hề giao thiệp với thế giới thần thánh cũng như với loài người trần tục đoản mệnh
Trôi dạt vào hòn đảo, Uy-lít-xơ lần tìm vào giữa nơi có tiếng hát véo von và làn khỏi nhẹ lượn lờ trên những lùm cây xanh ngắt, và chàng đã đặt chân đến, của tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, Ca-líp-xô đãi người anh hùng Uy-lít-xơ rất chân thành và nồng hậu. Nàng chiều chuộng người anh hùng, chăm sóc chàng hết sức chu đáo. Duy chỉ có mỗi điều nàng không thể chiều lòng chàng, làm theo ý chàng được là: giúp đỡ chàng trở về quê hương I-ta-ke. Bởi vì nàng đã đem lòng yêu mến chàng. Nàng muốn chàng ở lại hòn đảo này, kết duyên với nàng. Nàng hứa sẽ làm cho chàng trở thành bất tử, và hai người sẽ sống bên nhau trong hạnh phúc của tuổi xuân vĩnh viễn.
Uy-lít-xơ vô cùng xúc động trước tình yêu chân thành và nồng thăm của Ca-líp-xô, nhưng chàng không thể chiều lòng nàng được. Nỗi nhớ quê hương và gia đình da diết, lòng khát khao được trở về nơi chôn nhau cắt rốn đã khiến chàng khước từ nguyện vọng của tiên nữ Ca-líp-xô. Còn tiên nữ Ca-líp-xô ra sức chiều chuộng chàng, thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này vĩnh viễn với nàng, và cứ thế ngày tháng trôi đi, năm tháng trôi đi, có ai ngờ đâu Uy-lít-xơ đã bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê tới bảy năm trời. Bảy năm trời, người anh hùng nổi danh vì tài trí và lòng kiên định ngày ngày ra ngồi ở bờ biển ngóng nhìn về một phương trời xa lắc, mong nhìn được những làn khói nhẹ bốc lên từ hòn đảo quê hương. Đã biết bao lần chàng nhìn biển khơi vỗ sóng vào vách núi mà tưởng như lòng mình đang tan vỡ ra trong nỗi niềm vô vọng.
Nhưng đến năm thứ tám, nữ thần A-tê-na đã can thiệp để cho Uy-lít-xơ được trở về quê hương. Nữ thần biết rõ được Uy-lít-xơ đã chọc mù mắt tên khổng lồ Pô-li-phê-mê con của Thần Pô-dê-i-đông. Chính vì chuyện này mà Thần Pô-dê-i-đông đem lòng thù ghét người anh hùng. Nữ thần A-tê-na bèn đem chuyện Uy-lít-xơ bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê ra để trách móc đấng phụ vương Dớt và các vị thần đã đối xử tệ bạc với Uy-lít-xơ. Nghe A-tê-na nói, đấng phụ vương quyết định ngay. Thần Héc-mét sẽ lãnh nhiệm vụ xuống hòn đảo Ô-gi-giê, đích thân gặp nữ thần Ca-líp-xô, thông báo cho Ca-líp-xô biết quyết định của các thần, đòi nàng phải chấp hành nghiêm chỉnh, buông tha cho Uy-lít-xơ trở về. […]
Tuân theo lệnh Dớt, vị thần Ca-líp-xô xinh đẹp đi tìm người anh hùng Uy-lít-xơ. Nàng ra bờ biển, đến bên chàng và cất tiếng an ủi. Nàng nói, nàng chẳng cản trở ý định trở về quê hương của chàng nữa. Nàng sẵn lòng để chàng đóng bè ra đi và sẽ giúp đỡ chàng lương thực. Nghe Ca-líp-xô nói, Uy-lít-xơ vô cùng xúc động, những chàng cảm thấy hồ nghi. Vì sao nàng lại thay đổi ý định chóng vánh như vậy? Suốt bảy năm trời đằng đẵng, nàng đã giam cầm chàng ở hòn đảo này. Có lúc nào nàng từ bỏ ý định thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này xe duyên kết nghĩa với nàng đấu? Thế mà giờ đây, không hiểu vì một lẽ gì mà nàng lại đột ngột từ bỏ ý định ấy, sẵn lòng buông tha chàng, để chàng ra về. Uy-lít-xơ chưa hề tin đó là những lời nói thật lòng.
Sáng hôm sau, khi nàng Rạng đông có những ngón tay hồng xuất hiện thì hai người trở dậy. Nữ thần Ca-líp-xô ban cho Uy-lít-xơ những dụng cụ quý báu: một chiếc rìu đồng khá to và một chiếc búa chắc chắn. Nàng dẫn chàng vào rừng để chặt cây và chỉ dẫn cho chàng cách đóng bè. Sau đó, Ca-líp-xô trở về động sai gia nhân phụ giúp cùng Uy-lít-xơ. Uy-lít-xơ chặt cây, đẽo gọt, đóng bẻ, đẽo cột buồm, làm bánh lái, làm sàn bè, bện dây,... Chàng làm việc hăng say và khéo léo suốt bốn ngày trời. Nữ thần Ca-líp-xô không quên cho người mang vải tới để chàng làm buồm. Thế là mọi việc xong xuôi. Uy-lít-xơ dùng đòn bẩy đưa bé xuống mặt biển.
Ngày thứ năm, nữ thần Ca-líp-xô cho phép người anh hùng rời đảo. Cảnh chia tay thật xúc động. Nữ thần đứng trên bờ nhìn con bè đưa người anh hùng thân yêu của mình rời đảo. Còn người anh hùng trước khi giương buồm đón gió, lần cuối cùng đứng trên sàn bè, đưa tay lên ngực, kính cẩn cúi mình chào từ biệt vị nữ thần xinh đẹp và bất tử. Chàng lưu giữ trong trái tim mình mối tình chân thành và nồng thắm của nàng, một mối tình đẹp đẽ và thơ mộng suốt bảy năm trời nhưng không thể kết thúc bằng hôn nhân như nàng mong muốn.
(Thần thoại Hy Lạp, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 2019)
Câu hỏi
Câu 1: Dòng nào sau đây ghi đúng đề tài của văn bản trên
A. Chinh phục thế giới tự nhiên.
B. Cuộc trở về quê hương của người anh hùng.
C. Chiến công của người anh hùng trước khi về quê hương.
D. Cuộc phiêu lưu của người anh hùng cộng đồng.
Câu 2: Cốt truyện của văn bản trên là:
A. Xoay quanh việc các vị thần giúp đỡ Uy-lít-xơ trở về quê hương.
B. Xoay quanh cuộc sống của Uy-lít-xơ trên đảo Ô-gi-giê .
C. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị thần Ca-líp-xô giam cầm và sau đó được trở về quê hương.
D. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị giam cầm và được trở về quê hương.
Câu 3: Nhân vật trung tâm của văn bản trên?
A. Uy-lít-xơ.
B. Uy-lít-xơ, Ca-líp-xô.
C. Uy-lít-xơ, A-tê-na.
D. Uy-lít-xơ, thần Dớt.
Câu 4: “hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm đổi đào mùa nào ấy... không giao tiếp với thần thánh và loài người” của thân Ca-líp xô thể hiện mơ ước gì của người Hi Lạp?
A. Cuộc sống đối lập với thần thánh và dời thường.
B. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy.
C. Cuộc sống đủ đầy, hài hòa với tự nhiên.
D. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy, mang vẻ đẹp của cuộc sống thực.
Câu 5: Cốt truyện, sự việc của văn bản trên tập trung thể hiện:
A. Cuộc sống trên đảo của Uy-lít-xơ và vị thần Ca-líp-xô.
B. Quá trình khám phá đảo O-gi-giê của Uy-lít-xơ trước khi trở về quê hương
C. Hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ, vượt qua mọi thử thách, trở ngại
D. Hành trình được trở về quê hương của Uy-lít-xơ.
Câu 6: Hành động từ “Bảy năm trời, người anh hùng” đến “hòn đảo quê hương thể hiện điều gì về Uy-lít-xơ?
A. Tình cảm tha thiết, sắt son hướng về quê hương đất nước.
B. Tình cảm thiết tha, sắt son hướng về gia đình, quê hương, đất nước.
C. Tâm hồn phóng khoáng, bay bổng.
D. Nhớ gia đình, quê hương đất nước.
Câu 7: Hành động từ “Nữ thần Ca-líp-xổ” đến “chàng cách đóng bè” thể hiện dụng ý gì của người xưa?
A. Mong muốn người anh hùng cộng đồng được sự phù trợ của các vị thần.
B. Mong muốn con người có thêm nhiều dụng cụ lao động và sản xuất.
C. Mong muốn con người biết thêm nhiều phương tiện thuận lợi đi biển.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Việc các vị thần toàn năng thống nhất giải thoát Uy-lít-xơ khỏi sự giam cầm của vị thần Ca-líp-xô thể hiện ý nghĩa gì?
A. Uy-lít-xơ luôn trở thành mối quan tâm của các vị thần.
B. Luôn được sự giúp đỡ, phù trợ của thần linh để thực hiện sứ mệnh cộng đồng
C. Nhân vật Uy-lít-xơ không thể tự mình giải cứu được mình.
D. Vị thần Ca-líp-xô không được các thần yêu quý, tin tưởng.
Câu 9: Vì sai Uy – lít – xơ được xem là biểu tượng của những tình cảm cao quý, đẹp đẽ của người Hi Lạp thời đại Hô – me? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản trên (1đ)
Câu 10: Văn bản trên đã thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức nào của Hi Lạp? Những giá trị đó còn ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay không? Vì sao( trả lời từ 6-8 dòng)
II. VIẾT (6đ)
Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b
a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)
b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án đề 10
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1(0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3(0.25đ) |
Câu 4(0.25đ) |
Câu 5(0.25đ) |
Câu 6(0.25đ) |
Câu 7(0.25đ) |
Câu 8(0,25đ) |
B |
C |
A |
D |
C |
B |
D |
B |
Câu 1: Dòng nào sau đây ghi đúng đề tài của văn bản trên A. Chinh phục thế giới tự nhiên. B. Cuộc trở về quê hương của người anh hùng. C. Chiến công của người anh hùng trước khi về quê hương. D. Cuộc phiêu lưu của người anh hùng cộng đồng. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đề tài của văn bản: Cuộc trở về quê hương của người anh hùng
→ Đáp án B
Câu 2: Cốt truyện của văn bản trên là: A. Xoay quanh việc các vị thần giúp đỡ Uy-lít-xơ trở về quê hương. B. Xoay quanh cuộc sống của Uy-lít-xơ trên đảo Ô-gi-giê . C. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị thần Ca-líp-xô giam cầm và sau đó được trở về quê hương. D. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị giam cầm và được trở về quê hương. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý tiêu đề văn bản và phần tóm tắt
Lời giải chi tiết:
Cốt truyện của văn bản: Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị thần Ca-líp-xô giam cầm và sau đó được trở về quê hương
→ Đáp án C
Câu 3: Nhân vật trung tâm của văn bản trên? A. Uy-lít-xơ. B. Uy-lít-xơ, Ca-líp-xô. C. Uy-lít-xơ, A-tê-na. D. Uy-lít-xơ, thần Dớt. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý tiêu đề
Lời giải chi tiết:
Nhân vật chính của văn bản: nhân vật Uy-lít-xơ
→ Đáp án A
Câu 4: “hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm đổi đào mùa nào ấy... không giao tiếp với thần thánh và loài người” của thân Ca-líp xô thể hiện mơ ước gì của người Hi Lạp? A. Cuộc sống đối lập với thần thánh và dời thường. B. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy. C. Cuộc sống đủ đầy, hài hòa với tự nhiên. D. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy, mang vẻ đẹp của cuộc sống thực. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu nói và phân tích ý nghĩa
Lời giải chi tiết:
Câu nói thể hiện ước mơ về cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy, mang vẻ đẹp của cuộc sống thực
→ Đáp án D
Câu 5: Cốt truyện, sự việc của văn bản trên tập trung thể hiện: A. Cuộc sống trên đảo của Uy-lít-xơ và vị thần Ca-líp-xô. B. Quá trình khám phá đảo O-gi-giê của Uy-lít-xơ trước khi trở về quê hương C. Hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ, vượt qua mọi thử thách, trở ngại D. Hành trình được trở về quê hương của Uy-lít-xơ. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tiêu đề
Lời giải chi tiết:
Cốt truyện, sự việc của văn bản trên tập trung thể hiện Hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ, vượt qua mọi thử thách, trở ngại
→ Đáp án C
Câu 6: Hành động từ “Bảy năm trời, người anh hùng” đến “hòn đảo quê hương thể hiện điều gì về Uy-lít-xơ? A. Tình cảm tha thiết, sắt son hướng về quê hương đất nước. B. Tình cảm thiết tha, sắt son hướng về gia đình, quê hương, đất nước. C. Tâm hồn phóng khoáng, bay bổng. D. Nhớ gia đình, quê hương đất nước. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và phân tích hành động trên của Uy – lít - xơ
Lời giải chi tiết:
Hành động trên thể hiện tình cảm thiết tha, sắt son hướng về gia đình, quê hương, đất nước
→ Đáp án B
Câu 7: Hành động từ “Nữ thần Ca-líp-xô” đến “chàng cách đóng bè” thể hiện dụng ý gì của người xưa? A. Mong muốn người anh hùng cộng đồng được sự phù trợ của các vị thần. B. Mong muốn con người có thêm nhiều dụng cụ lao động và sản xuất. C. Mong muốn con người biết thêm nhiều phương tiện thuận lợi đi biển. D. Tất cả các đáp án trên. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý hành động của Nữ thần Ca-líp-xô
Lời giải chi tiết:
Hành động trên thể hiện:
- Mong muốn người anh hùng cộng đồng được sự phù trợ của các vị thần
- Mong muốn con người có thêm nhiều dụng cụ lao động và sản xuất
- Mong muốn con người biết thêm nhiều phương tiện thuận lợi đi biển
→ Đáp án D
Câu 8: Việc các vị thần toàn năng thống nhất giải thoát Uy-lít-xơ khỏi sự giam cầm của vị thần Ca-líp-xô thể hiện ý nghĩa gì? A. Uy-lít-xơ luôn trở thành mối quan tâm của các vị thần. B. Luôn được sự giúp đỡ, phù trợ của thần linh để thực hiện sứ mệnh cộng đồng C. Nhân vật Uy-lít-xơ không thể tự mình giải cứu được mình. D. Vị thần Ca-líp-xô không được các thần yêu quý, tin tưởng. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và phân tích chi tiết
Lời giải chi tiết:
Việc các vị thần toàn năng thống nhất giải thoát Uy-lít-xơ khỏi sự giam cầm của vị thần Ca-líp-xô thể hiện ý nghĩa: người anh hùng luôn được sự giúp đỡ, phù trợ của thần linh để thực hiện sứ mệnh cộng đồng
→ Đáp án B
Câu 9: Vì sai Uy – lít – xơ được xem là biểu tượng của những tình cảm cao quý, đẹp đẽ của người Hi Lạp thời đại Hô – me? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản trên (1đ)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào những kiến thức đã phân tích
Lời giải chi tiết:
- Biểu tượng cho tình cảm cao quý, đẹp đẽ: Nổi bật tính nhân bản, lý tưởng thẩm mỹ sâu sắc của hình tượng người anh hùng Uy – lít – xơ
+ Tình cảm vợ chồng thủy chung, son sắt
+ Tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu nặng
- HS lấy dẫn chứng từ văn bản để minh họa
Câu 10: Văn bản trên đã thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức nào của Hi Lạp? Những giá trị đó còn ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay không? Vì sao( trả lời từ 6-8 dòng)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào kiến thức đã phân tích
Lời giải chi tiết:
- Những giá trị văn hóa, đạo đức của thời đại: Khát vọng về vẻ đẹp con người lí tưởng: vừa có trí tuệ tuyệt vời, vừa có nghị lực lớn lao, vừa kết tinh những tình cảm cao quý đẹp đẽ; niềm tin vào vẻ đẹp con người (cái anh hùng, cái cao cả)
- HS tự liên hệ để nhận thấy sự ảnh hưởng, hiện diện và duy trì của những giá trị cốt lõi, bền vững của sử thi Hy Lạp tới ngày nay
II. VIẾT (6đ)
Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b
a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và yêu cầu
Lời giải chi tiết:
- HS suy nghĩ và chia sẻ theo quan điểm cá nhân, có cơ sở và lập luận thuyết phục
- Gợi ý tham khảo:
+ Bức 1: Hình ảnh của số đông ngang bằng nhau nhưng khi phản chiếu sẽ xuất hiện nhiều vị trí khác nhau ẩn dụ về sức mạnh tập thể, sự kết tinh của tập thể qua cá nhân xuất chúng…
+ Bức 2: Là sự cô lập, chỉ trích của xã hội với 1 người
- HS căn cứ vào nội dung phát hiện để đặt tên cho văn bản, nêu rõ mối quan hệ của nhan đề với nội dung lý giải
b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Viết bài nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm về sự hồi hương của những người Việt kiều |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận - Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/ vấn đề |
Thân bài |
2,5 |
1. Giải thích một số từ ngữ quan trọng - Xác định từ ngữ, hình ảnh cần giải thích: hồi hương, những người Việt kiều - Xâu chuỗi nghĩa để làm rõ vấn đề/ hiện tượng cần bàn luận: Sự gắn bó với quê hương của mỗi cá nhân 2. Tóm tắt vấn đề/ hiện tượng - Thực trạng về sự hồi hương của Việt kiều hiện nay: diễn biến, mong muốn, những bất cập… - Những nguyên nhân dẫn tới từng hiện tượng 3. Bàn luận hiện tượng/ vấn đề (lí lẽ/ dẫn chứng) - Tác động tới con người, xã hội: + Cần lí giải rõ những tác động tích cực, tiêu cực tới con người, xã hội hiện tại? Những minh chứng xác thực + Những bất cập/ hạn chế trong việc giải quyết việc hồi hương của đất nước và các quốc gia trên thế giới - Thái độ, hành động cụ thể đối với vấn đề 4. Cái nhìn đa chiều về vấn đề/ hiện tượng |
Kết bài |
0,5 |
- Khẳng định lại ý kiến cá nhân - Đề xuất giải pháp lan tỏa ý nghĩa tích cực của vấn đề - Liên hệ với sự thay đổi (nhận thức, hành động) bản thân và xã hội nói chung |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận xã hội: sự đồng tình; sự phản đối; niềm tin…) - Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí - Diễn đạt rõ ràng; gãy gọn, có yếu tố biểu cảm - Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc cho bài viết |
Loigiaihay.com
- Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Cánh diều có đáp án
- Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 11
- Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 12
- Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 13
- Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 9
>> Xem thêm