Tiếng Việt lớp 4, soạn bài tập đọc 4 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - TIẾNG VIỆT 4

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4


Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Đề bài

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)

2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)

3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)

4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)

5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)

6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)

7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)

8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHIẾC DIỀU SÁO

        Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

         Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

        Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

- Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

- Chiến đấy thật ư con?

        Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

- Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

 

1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)

A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.

B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.

C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.

D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.

 

2. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (0.5 điểm)

A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.

C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.

D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.

 

3. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? (0.5 điểm)

A. Vì bà đã đẩy anh ra.

B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.

D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.

 

4. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (0.5 điểm)

A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.

B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.

C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.

D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.

 

5. Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? (0.5 điểm)

A. Dùng để hỏi.

B. Dùng để đề nghị.

C. Dùng để khẳng định.

D. Dùng để thể hiện mong muốn.

 

6. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2)

A.

B. Tối hôm ấy.

C. Khi Chiến mang diều đi.

D. Lại lần ra chõng nằm.

 

7. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (1 điểm)

 

8. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (1 điểm)

 

9. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (1 điểm)

 

 

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Văn hay chữ tốt

   Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

   Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)

 

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả đồ dùng học tập của em.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.

2. (0.5 điểm) A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

3. (0.5 điểm) B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

4. (0.5 điểm) C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.

5. (0.4 điểm) C. Dùng để khẳng định.

6. (0.5 điểm) D. Lại lần ra chõng nằm.

7. (1 điểm)

Bà rất thương yêu Chiến và luôn mong anh bình an trở về.

8. (1 điểm)

Chúng ta cần phải biết hiếu thảo và làm vui lòng ông bà, cha mẹ.

9. (1 điểm)

a. Động từ chỉ trạng thái: ngỡ ngàng, xuống, ròng ròng

b. Tính từ: ngỡ ngàng, ròng ròng

 

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về đồ dùng học tập mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát

- Tả chi tiết

- Nói về công dụng và sự gắn bó của em đối với đồ vật đó

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với đồ vật được tả.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

            Đầu năm học mới em cùng mẹ đi nhà sách để chuẩn bị đồ dùng học tập. Tại đây em đã thấy một chiếc bút chì xinh xắn mà em rất ưng ý. Mẹ đã mua tặng em chiếc bút chì ấy như một món quà nhỏ để động viên em trong học tập.

            Chiếc bút chì có hình dáng thon và dài.Độ dài của nó khoảng 15 xăng-ti-mét. Toàn thân được phủ một màu trắng sữa nhìn rất hài hòa và mát mắt. Nhìn bao quát thật giống một chiếc tàu vũ trụ thu nhỏ. Chỉ cần khởi động là có thể bay tới tận những hành tinh xa xôi bên kia.

            Chiếc bút chì được phân ra thành ba bộ phận nhỉ. Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ.Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết.Mẹ dặn cho cần phải rèn tính cẩn thận và sạch sẽ để hạn chế dùng tới cục tẩy. Em luôn ghi nhớ lời mẹ chỉ bảo, không để chiếc tẩy nhỏ xinh này bị mòn đi quá nhanh. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng.Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy.Cũng không gọt quá ít sẽ khiến ngòi bút nét không được thanh.

Mỗi lần sử dụng bút chì ngòi bút lại vẽ lên những nét màu đen đậm và chắc. Em rất thích dùng chiếc bút chì này vào mỗi giờ Mĩ thuật nó khiến cho mỗi nét vẽ của em thêm uyển chuyển lại vẫn đậm và chắc.

Em rất yêu chiếc bút chì này. Biết rằng một ngày nào đó bút chì gọt hết sẽ không thể dùng được nữa, nhưng em vẫn luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Vì đó là món quà mẹ tặng em, cũng là người bạn thân thiết và gần gũi trong học tập của em.

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 38 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt từ cơ bản đến nâng cao, bứt phá điểm 9,10. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.