Bài tập ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5, đề tiếng việt ôn hè lớp 4 10+ đề ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5 hay nhất

Đề ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5 - Đề 15

Tải về

Tấm lòng thầm lặng Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

ĐỀ ÔN HÈ – ĐỀ SỐ 15

A. ĐỌC - HIỂU

Tấm lòng thầm lặng

            Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

            - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?

            - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

            Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

            - Chào chị! - Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

            - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.

            Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi đã kiên nhẫn giải thích mọi chuyện, trả lời nhiều câu hỏi của cha và mẹ Giêm-mi. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.

            Kết quả ca phẫu thuật hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

            Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".

(Theo Bích Thuỷ)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Khi dừng chân nghỉ ở giữa đường, ông chủ đã gặp ai?

A. Cậu bé đi cà nhắc vì bị tật ở chân.

B. Một cậu bé bị cụt chân.

C. Một cậu bé bị gãy chân.

Câu 2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé Giêm-mi như thế nào?

A. Cho cậu một số tiền lớn để đi học.

B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.

C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để đưa cậu đi phẫu thuật.

Câu 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó?

A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.

B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ.

Câu 4. Cậu bé Giêm-mi ước mơ trở thành một người như thế nào?

A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.

B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

Câu 5. Khi giúp đỡ cậu bé, tại sao ông chủ không muốn để gia đình cậu biết ông là ai?

A. Vì theo ông cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.

B. Vì ông không muốn họ sẽ bám theo ông.

C. Vì ông không muốn họ sẽ đưa những người nghèo khó khác đến gặp ông.

Câu 6. Qua câu chuyện trên, em hiểu được điều gì?

Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu sau:

“Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng.”

Câu 8. Gạch dưới các tính từ có trong đoạn văn sau:

Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm.

Câu 9. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn:

“Gà trống có bộ lông vàng, óng mượt như tơ."

B. KIỂM TRA VIẾT

Tập làm văn

Viết một bài văn thuật lại một buổi tham quan của lớp em.

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Khi dừng chân nghỉ ở giữa đường, ông chủ đã gặp ai?

A. Cậu bé đi cà nhắc vì bị tật ở chân.

B. Một cậu bé bị cụt chân.

C. Một cậu bé bị gãy chân.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn đầu để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Khi dừng chân nghỉ ở giữa đường, ông chủ đã gặp cậu bé đi cà nhắc vì bị tật ở chân.

Đáp án C.

Câu 2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé Giêm-mi như thế nào?

A. Cho cậu một số tiền lớn để đi học.

B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.

C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để đưa cậu đi phẫu thuật.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé Giêm-mi bằng cách cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để đưa cậu đi phẫu thuật.

Đáp án C.

Câu 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó?

A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.

B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn lí do phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

Đáp án B.

Câu 4. Cậu bé Giêm-mi ước mơ trở thành một người như thế nào?

A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.

B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ ba để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Cậu bé Giêm-mi ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

Đáp án B.

Câu 5. Khi giúp đỡ cậu bé, tại sao ông chủ không muốn để gia đình cậu biết ông là ai?

A. Vì theo ông cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.

B. Vì ông không muốn họ sẽ bám theo ông.

C. Vì ông không muốn họ sẽ đưa những người nghèo khó khác đến gặp ông.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Khi giúp đỡ cậu bé, ông chủ không muốn để gia đình cậu biết ông là ai vì theo ông cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.

Đáp án A.

Câu 6. Qua câu chuyện trên, em hiểu được điều gì?

Phương pháp giải:

Em dựa vào sự giúp đỡ của ông chủ và kết quả của Giêm-mi để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Qua câu chuyện trên, em hiểu được rằng hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không đòi hỏi sự báo đáp thì sẽ nhận lại niềm vui lâu dài.

Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu sau:

“Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng.”

Phương pháp giải:

Em nhớ lại đặc điểm của các thành phần câu.

Lời giải chi tiết:

Trong lúc nghỉ ở giữa đường (TN), mấy cậu bé đang chơi quanh đấy (CN) / hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng (VN).

Câu 8. Gạch dưới các tính từ có trong đoạn văn sau:

Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại về tính từ.

Lời giải chi tiết:

Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốctrơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm.

Câu 9. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn:

“Gà trống có bộ lông vàng, óng mượt như tơ."

Phương pháp giải:

Em lựa chọn cách nhân hoá để viết lại câu.

Lời giải chi tiết:

Chú gà trống khoác lên mình bộ lông vàng, óng mượt như tơ.

B. KIỂM TRA VIẾT

Tập làm văn

Viết một bài văn thuật lại một buổi tham quan của lớp em.

Phương pháp giải:

Em lập dàn ý cho bài văn:

- Mở bài: Giới thiệu về buổi tham quan (đó là buổi tham quan nào, địa điểm ở đâu?)

- Thân bài: Kể lại diễn biến của buổi tham quan

+ Theo trình tự thời gian

+ Kể lại diễn biến của sự việc theo trình tự không gian

+ Kết thúc buổi tham quan

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về buổi tham quan đó.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Thứ bảy vừa rồi, cả lớp em đã có một chuyến đi tham quan thật thú vị tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ đối với em.

Bảo tàng nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, khá gần trường em nên chúng em được đi bằng xe buýt. Sáng hôm đó, lớp em tập trung ở cổng trường, xếp hàng ngay ngắn và lên xe. Chỉ khoảng 15 phút sau, chúng em đã có mặt tại cổng bảo tàng. Em rất ngạc nhiên khi thấy một viện bảo tàng rộng lớn và đẹp như vậy lại nằm ngay trong lòng thành phố Hà Nội. Bảo tàng có cả khu trưng bày trong nhà và ngoài trời.

Sau khi mua vé vào cổng, chúng em bắt đầu tham quan dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm. Ai cũng háo hức và liên tục trầm trồ thán phục. Bên trong bảo tàng, em như được bước vào hành trình quay ngược thời gian. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật quý giá như: quần áo, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức của ông cha ta và của 54 dân tộc anh em. Mỗi món đồ đều được cất giữ cẩn thận trong tủ kính, kèm theo bảng giới thiệu rõ ràng. Em đặc biệt thích khu triển lãm Trống Đồng, nơi trưng bày nhiều trống cổ có kích thước to lớn, thể hiện sự tài giỏi của người xưa. Điều em ấn tượng nhất là khu trưng bày ngoài trời với những ngôi nhà truyền thống như nhà sàn, nhà rông, nhà đất… của các dân tộc thiểu số. Những ngôi nhà được dựng lại rất sinh động, em cảm thấy vô cùng khâm phục tài khéo léo và sự sáng tạo của người xưa.

Kết thúc buổi tham quan, em cảm thấy rất vui và học được nhiều điều bổ ích. Em mong rằng sau này sẽ có thêm nhiều chuyến đi như thế nữa để được khám phá và hiểu thêm về văn hoá dân tộc Việt Nam.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5 - Đề 16

    Xin mặc áo đỏ cho con Tai-lơ sinh ra đã nhiễm HIV, mẹ của cậu bé cũng bị nhiễm. Từ những ngày đầu tiên ra đời, cậu bé đã phải phụ thuộc vào thuốc men giúp cho cậu sống còn. Nhiều khi cậu bé còn cần phải có máy hỗ trợ thở để tiếp thêm ôxy.

  • Đề ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5 - Đề 17

    Cây giữ muộn phiền Người thợ tôi thuê để tu bổ lại nông trại vừa hoàn tất một ngày làm việc đầu tiên vất vả. Nhưng anh đến làm việc trễ hơn hai giờ vì bị bể bánh xe, xe bị mất điện, chiếc xe tải của anh ta không thể khởi động được. Nét mặt anh lộ rõ vẻ căng thẳng vì chưa hoàn tất công việc như dự định. Tôi lái xe mời anh về nhà mình ăn tối. Trên đường về, tôi ngỏ ý muốn ghé thăm gia đình anh ấy.

  • Đề ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5 - Đề 18

    Hãy làm điều gì đó trước khi quá muộn màng Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn hai trăm dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô bé đang khóc thút thít bên lề đường.

  • Đề ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5 - Đề 19

    Dùng cả trái tim để phán xét Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường một triệu Rupi.

  • Đề ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5 - Đề 20

    Đằng sau câu chuyện Cây cầu Bờ-rúc-lin Cây cầu Bờ-rúc-lin bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Man-hat-tan và Bờ-rúc-lin phải nói là phép lạ của ngành xây dựng.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay