Bài tập ôn hè Tiếng Việt 4 lên 5, đề tiếng việt ôn hè lớp 4 Chủ đề 5. Thành phần câu - Tiếng Việt 4

Bài tập Thành phần câu - Ôn hè Tiếng Việt 4

Tải về

Bài 1. Câu nào xác định đúng trạng ngữ? A. Bằng những tấm gỗ vuông, em đã ghép được một căn cứ bí mật. B. Ở trong lớp, học sinh đang làm bài kiểm tra cuối kì. C. Vì trời lạnh, em quàng thêm khăn len. D. Trên bãi cỏ, bọn trẻ xóm em đang chơi đá bóng.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Bài 1. Câu nào xác định đúng trạng ngữ?

A. Bằng những tấm gỗ vuông, em đã ghép được một căn cứ bí mật.

B. Ở trong lớp, học sinh đang làm bài kiểm tra cuối kì.

C. Vì trời lạnh, em quàng thêm khăn len.

D. Trên bãi cỏ, bọn trẻ xóm em đang chơi đá bóng.

Bài 2. Câu văn "Bằng đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ của mình." sai ở đâu?

A. Thiếu chủ ngữ.

B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

D. Thiếu trạng ngữ.

Bài 3. Chủ ngữ trong câu văn sau là gì ?

Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng.

A. Bầy sáo

B. Bầy sáo cánh đen

C. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng

D. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới

Bài 4. Vị ngữ của câu văn sau là gì ?

Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ.

A. Những cánh đồng lúa

B. xanh mướt

C. dập dờn trong gió nhẹ

D. xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ

Bài 5. Trạng ngữ trong câu văn sau bổ sung thông tin gì cho câu?

Để có sức khỏe tốt, em dậy sớm chạy bộ một vòng quanh công viên mỗi ngày.

A. Bổ sung thông tin về mục đích

B. Bổ sung thông tin về nguyên nhân

C. Bổ sung thông tin về nơi chốn.

D. Bổ sung thông tin về thời gian.

Bài 6. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau:

            Tối đó, Hà mở bức thư, đọc từng chữ từng câu mà mẹ viết. Mẹ kể về những ước mơ của mình cho Hà, về tình yêu thương mà mẹ dành cho cô bé và về hi vọng rằng Hà sẽ lớn lên thành một người tốt bụng và mạnh mẽ.

(Trích "Bức thư của mẹ" - Mai Nhung)

Bài 7. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau:

a) Khi mùa xuân đến, cảnh vật như được khoác lên chiếc áo mới.

b) Những hạt sương sớm nhè nhẹ rơi trên những ngọn cỏ non.      

Bài 8. Các câu văn dưới đây bị thiếu một thành phần chính. Em hãy sửa lại để được câu hoàn chỉnh:

a) Chủ nhật, sẽ đi thực tế ở viện bảo tàng.

b) Để không bị đuối nước, em

Bài 9. Em hãy gạch chân dưới trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:

a) Hôm nay, em được mẹ khen ngoan.

b) Sau mùa đông, thời tiết dần trở nên ấm áp.

c) Đêm ấy, bên cửa số, bà kể chuyện bố hồi còn nhỏ cho em nghe.

Bài 10. Viết thêm vị ngữ để hoàn thành câu văn dưới đây:

a) Các bác nông dân

b) Ba của em

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Bài 1. Câu nào xác định đúng trạng ngữ?

A. Bằng những tấm gỗ vuông, em đã ghép được một căn cứ bí mật.

B. Ở trong lớp, học sinh đang làm bài kiểm tra cuối kì.

C. Vì trời lạnh, em quàng thêm khăn len.

D. Trên bãi cỏ, bọn trẻ xóm em đang chơi đá bóng.

Phương pháp giải:

Em xác định thành phần câu của từng đáp án.

Lời giải chi tiết:

Câu nào xác định đúng trạng ngữ là “Ở trong lớp, học sinh đang làm bài kiểm tra cuối kì”. Trạng ngữ “ở trong lớp” bổ sung thông tin về thời gian.

Đáp án B.

Bài 2. Câu văn "Bằng đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ của mình." sai ở đâu?

A. Thiếu chủ ngữ.

B. Thiếu vị ngữ.

C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

D. Thiếu trạng ngữ.

Phương pháp giải:

Em xác định các thành phần câu.

Lời giải chi tiết:

Câu văn "Bằng đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ của mình." thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

Đáp án C.

Bài 3. Chủ ngữ trong câu văn sau là gì ?

Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng.

A. Bầy sáo

B. Bầy sáo cánh đen

C. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng

D. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới

Phương pháp giải:

Em đặt câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ.

Lời giải chi tiết:

Chủ ngữ trong câu văn là “Bầy sáo cánh đen mỏ vàng”.

Đáp án C.

Bài 4. Vị ngữ của câu văn sau là gì ?

Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ.

A. Những cánh đồng lúa

B. xanh mướt

C. dập dờn trong gió nhẹ

D. xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ

Phương pháp giải:

Em đặt câu hỏi để tìm bộ phận vị ngữ.

Lời giải chi tiết:

Vị ngữ trong câu văn là “xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ”.

Đáp án D.

Bài 5. Trạng ngữ trong câu văn sau bổ sung thông tin gì cho câu?

Để có sức khỏe tốt, em dậy sớm chạy bộ một vòng quanh công viên mỗi ngày.

A. Bổ sung thông tin về mục đích

B. Bổ sung thông tin về nguyên nhân

C. Bổ sung thông tin về nơi chốn.

D. Bổ sung thông tin về thời gian.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các thông tin mà trạng ngữ bổ sung.

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ “Để có sức khoẻ tốt” bổ sung thông tin về mục đích.

Đáp án A.

Bài 6. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau:

            Tối đó, Hà mở bức thư, đọc từng chữ từng câu mà mẹ viết. Mẹ kể về những ước mơ của mình cho Hà, về tình yêu thương mà mẹ dành cho cô bé và về hi vọng rằng Hà sẽ lớn lên thành một người tốt bụng và mạnh mẽ.

(Trích "Bức thư của mẹ" - Mai Nhung)

Phương pháp giải:

Em xác định thành phần câu.

Lời giải chi tiết:

Bài 7. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau:

a) Khi mùa xuân đến, cảnh vật như được khoác lên chiếc áo mới.

b) Những hạt sương sớm nhè nhẹ rơi trên những ngọn cỏ non.      

Phương pháp giải:

Em xác định bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi gì?

Lời giải chi tiết:

a) Cảnh vật như được khoác lên chiếc áo mới khi nào?

b) Cái gì nhè nhẹ rơi trên những ngọn cỏ non?

Bài 8. Các câu văn dưới đây bị thiếu một thành phần chính. Em hãy sửa lại để được câu hoàn chỉnh:

a) Chủ nhật, sẽ đi thực tế ở viện bảo tàng.

b) Để không bị đuối nước, em

Phương pháp giải:

Em xác định bộ phận còn thiếu để điền cụm từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Chủ nhật, lớp em sẽ đi thực tế ở viện bảo tàng.

b) Để không bị đuối nước, em đã học lớp tập bơi.

Bài 9. Em hãy gạch chân dưới trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:

a) Hôm nay, em được mẹ khen ngoan.

b) Sau mùa đông, thời tiết dần trở nên ấm áp.

c) Đêm ấy, bên cửa số, bà kể chuyện bố hồi còn nhỏ cho em nghe.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại về trạng ngữ chỉ thời gian.

Lời giải chi tiết:

a) Hôm nay, em được mẹ khen ngoan.

b) Sau mùa đông, thời tiết dần trở nên ấm áp.

c) Đêm ấy, bên cửa số, bà kể chuyện bố hồi còn nhỏ cho em nghe.

Bài 10. Viết thêm vị ngữ để hoàn thành câu văn dưới đây:

a) Các bác nông dân

b) Ba của em

Phương pháp giải:

Em xác định nội dung đoạn văn để viết câu chủ đề phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Các bác nông dân đang gặt lúa.

b) Ba của em có làn da rám nắng.


Bình chọn:
4.6 trên 8 phiếu
Tải về
  • Lý thuyết Thành phần câu - Ôn hè Tiếng Việt 4

    - Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cho biết: + Sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu: Là ai (con gì, cái gì,...). + Sự vật được nêu hoạt động trong câu: Là ai (con gì, cái gì,...).

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay