Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (lần 2) - Đề số 02

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Tác dụng của kính cận là để  

  • A.

    nhìn rõ vật ở xa mắt.

  • B.

    nhìn rõ vật ở gần mắt.

  • C.

    thay đổi võng mạc của mắt.

  • D.

    thay đổi thể thủy tinh của mắt.

Câu 2 :

Bộ phận quang học của máy ảnh là:

  • A.

    Vật kính

  • B.

    Phim

  • C.

    Buồng tối

  • D.

    Bộ phận đo độ sáng

Câu 3 :

Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí:

  • A.

    trên thể thủy tinh của mắt.

  • B.

    trước màng lưới của mắt.  

  • C.

    trên màng lưới của mắt.

  • D.

    sau màng lưới của mắt.          

Câu 4 :

Có thể dùng kính lúp để quan sát 

  • A.

    Trận bóng đá trên sân vận động

  • B.

    Một con vi trùng.

  • C.

    Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay

  • D.

    Kích thước của nguyên tử.

Câu 5 :

Tiêu cự của thể thủy tinh là ngắn nhất khi mắt quan sát vật ở  

  • A.

    điểm cực cận

  • B.

    điểm cực viễn

  • C.

    khoảng cực cận

  • D.

    khoảng cực viễn

Câu 6 :

Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

  • A.

    Thấu kính phân kì có tiêu cự \(10{\rm{ }}cm\)

  • B.

    Thấu kính phân kì có tiêu cự \(50cm\)

  • C.

    Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(50cm\)

  • D.

    Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(10cm\)

Câu 7 :

Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là

  • A.

    Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  • B.

    Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  • C.

    Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  • D.

    Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 8 :

Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là  

  • A.

    Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

  • B.

    Ảnh ảo lớn hơn vật.

  • C.

    Ảnh thật nhỏ hơn vật.

  • D.

    Ảnh thật lớn hơn vật.

Câu 9 :

Biểu hiện của mắt cận là  

  • A.

    chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt

  • B.

    chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.      

  • C.

    nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

  • D.

    không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Câu 10 :

Khi chụp ảnh một vật cao \(1,5m\) đặt cách máy ảnh \(6m\). Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là \(4cm\). Chiều cao ảnh của vật trên phim là:

  • A.

    \(1{\rm{ }}cm\)

  • B.

    \(1,5{\rm{ }}cm\)

  • C.

    \(2{\rm{ }}cm\)

  • D.

    \(2,5{\rm{ }}cm\)

Câu 11 :

Khi chụp ảnh một vật cao \(4m\). Ảnh của vật trên phim có độ cao \(2cm\); khoảng cách từ vật kính đến phim là \(4,5cm\). Khoảng cách vật đến máy ảnh là:

  • A.

    \(2,0{\rm{ }}m\)

  • B.

    \(7,2{\rm{ }}m\)

  • C.

    \(8,0{\rm{ }}m\)

  • D.

    \(9,0{\rm{ }}m\)

Câu 12 :

Số ghi trên vành của một kính lúp là \(5x\). Tiêu cự kính lúp có giá trị là

  • A.

    \(f\; = {\rm{ }}5m\)

  • B.

    \(f\; = {\rm{ }}5cm\)

  • C.

    \(f\; = {\rm{ }}5mm\)

  • D.

    \(f\; = {\rm{ }}5dm\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác dụng của kính cận là để  

  • A.

    nhìn rõ vật ở xa mắt.

  • B.

    nhìn rõ vật ở gần mắt.

  • C.

    thay đổi võng mạc của mắt.

  • D.

    thay đổi thể thủy tinh của mắt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa

Câu 2 :

Bộ phận quang học của máy ảnh là:

  • A.

    Vật kính

  • B.

    Phim

  • C.

    Buồng tối

  • D.

    Bộ phận đo độ sáng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ

=> Bộ phận quang học của máy ảnh là vật kính

Câu 3 :

Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí:

  • A.

    trên thể thủy tinh của mắt.

  • B.

    trước màng lưới của mắt.  

  • C.

    trên màng lưới của mắt.

  • D.

    sau màng lưới của mắt.          

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng sự tạo ảnh qua thấu kính hội tụ

+ Xem lí thuyết phần II - Sự điều tiết của mắt

Lời giải chi tiết :

Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở trên màng lưới của mắt.

Câu 4 :

Có thể dùng kính lúp để quan sát 

  • A.

    Trận bóng đá trên sân vận động

  • B.

    Một con vi trùng.

  • C.

    Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay

  • D.

    Kích thước của nguyên tử.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ

A - chỉ cần dùng mắt bình thường quan sát

B - cần dùng kính hiển vi để quan sát

C - dùng kính lúp

D - dùng kính siêu hiển vi để quan sát

Câu 5 :

Tiêu cự của thể thủy tinh là ngắn nhất khi mắt quan sát vật ở  

  • A.

    điểm cực cận

  • B.

    điểm cực viễn

  • C.

    khoảng cực cận

  • D.

    khoảng cực viễn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu cự ngắn nhất)

Câu 6 :

Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

  • A.

    Thấu kính phân kì có tiêu cự \(10{\rm{ }}cm\)

  • B.

    Thấu kính phân kì có tiêu cự \(50cm\)

  • C.

    Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(50cm\)

  • D.

    Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(10cm\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

A, B - không phải vì: Kính lúp là một thấu kính hội tụ

C - không phải vì có tiêu cự dài

D - đúng

Câu 7 :

Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là

  • A.

    Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  • B.

    Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  • C.

    Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  • D.

    Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ảnh trên màn hứng của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.

Câu 8 :

Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là  

  • A.

    Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

  • B.

    Ảnh ảo lớn hơn vật.

  • C.

    Ảnh thật nhỏ hơn vật.

  • D.

    Ảnh thật lớn hơn vật.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 9 :

Biểu hiện của mắt cận là  

  • A.

    chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt

  • B.

    chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.      

  • C.

    nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

  • D.

    không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa

Câu 10 :

Khi chụp ảnh một vật cao \(1,5m\) đặt cách máy ảnh \(6m\). Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là \(4cm\). Chiều cao ảnh của vật trên phim là:

  • A.

    \(1{\rm{ }}cm\)

  • B.

    \(1,5{\rm{ }}cm\)

  • C.

    \(2{\rm{ }}cm\)

  • D.

    \(2,5{\rm{ }}cm\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tỉ lệ ảnh của vật qua máy ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)

Trong đó:

+ d là khoảng cách từ vật đến vật kính

+ d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính

+ h là chiều cao của vật

+ h’ là chiều cao của ảnh trên phim

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}h = 1,5m\\d = 6m\\d' = 4cm = 0,04m\end{array} \right.\)

Lại có:

\(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}} \to h' = \frac{{d'}}{d}h = \frac{{0,04}}{6}.1,5 = 0,01m = 1cm\)

Câu 11 :

Khi chụp ảnh một vật cao \(4m\). Ảnh của vật trên phim có độ cao \(2cm\); khoảng cách từ vật kính đến phim là \(4,5cm\). Khoảng cách vật đến máy ảnh là:

  • A.

    \(2,0{\rm{ }}m\)

  • B.

    \(7,2{\rm{ }}m\)

  • C.

    \(8,0{\rm{ }}m\)

  • D.

    \(9,0{\rm{ }}m\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tỉ lệ ảnh của vật qua máy ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)

Trong đó:

+ d là khoảng cách từ vật đến vật kính

+ d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính

+ h là chiều cao của vật

+ h’ là chiều cao của ảnh trên phim

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}h = 4m\\h' = 2cm = 0,02m\\d' = 4,5cm = 0,045m\end{array} \right.\)

Lại có:

\(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}} \to d = \frac{h}{{h'}}d' = \frac{4}{{0,02}}.0,045 = 9m\)

Câu 12 :

Số ghi trên vành của một kính lúp là \(5x\). Tiêu cự kính lúp có giá trị là

  • A.

    \(f\; = {\rm{ }}5m\)

  • B.

    \(f\; = {\rm{ }}5cm\)

  • C.

    \(f\; = {\rm{ }}5mm\)

  • D.

    \(f\; = {\rm{ }}5dm\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Mỗi kính lúp có số bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x …

+ Sử dụng biểu thức tính độ bội giác: \(G = \frac{{25}}{f}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(G = 5{\rm{x}} = \frac{{25}}{f} \to f = \frac{{25}}{5} = 5cm\)

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.