Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Lí - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

 Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước, câu trả lời nào đúng?

  • A.
     Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
  • B.
     Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
  • C.
     Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
  • D.
     Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 2 :

 Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật đang đứng yên, làm vật tiếp tục đứng yên?

  • A.
     Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
  • B.
     Hai lực cùng phương, ngược chiều.
  • C.
     Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
  • D.
     Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Câu 3 :

 Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe:

  • A.
     Đột ngột giảm vận tốc.
  • B.
     Đột ngột tăng vận tốc.
  • C.
     Đột ngột rẽ sang phải.
  • D.
     Đột ngột rẽ sang trái.Quán tính là xu hướng giữ nguyên vận tốc khi có lực tác dụng đột ngột.
Câu 4 :

 Xe máy chuyển động trên đoạn đường dài 6km trong thời gian 20 phút. Vận tốc trung bình của xe là:

  • A.
     10 km/h.
  • B.
     5 m/s.
  • C.
     12 km/h.
  • D.
     10 m/s.
Câu 5 :

 Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?

  • A.
     Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
  • B.
     Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
  • C.
     Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
  • D.
     Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 6 :

 Một tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Các cây cối bên đường đứng yên so với:

  • A.
     Người soát vé.
  • B.
     Đường tàu.
  • C.
     Người lái tàu.
  • D.
     Toa tàu.
Câu 7 :

 Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

  • A.
     Ma sát giữa má phanh với vành xe.
  • B.
     Ma sát giữa cốc nước đặt trên bàn với mặt bàn.
  • C.
     Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
  • D.
     Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
Câu 8 :

 Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?

  • A.
     Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
  • B.
     Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
  • C.
     Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • D.
     Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 9 :

Một kiện hàng có khối lượng 800 kg gây áp suất \(5000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N/{m^2}\) lên sàn nằm ngang, diện tích tiếp xúc có độ lớn:

  • A.
     \(1,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • B.
     \(16{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • C.
     \(0,16{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • D.
     \(40{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
Câu 10 :

Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?

  • A.
     Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
  • B.
     Vật lơ lửng trong chất lỏng.
  • C.
     Vật nổi trên mặt chất lỏng.
  • D.
     Cả ba trường hợp trên.
Câu 11 :

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ

  • A.
     bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
  • B.
     bằng trọng lượng của vật.
  • C.
     bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
  • D.
     bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
Câu 12 :

Một học sinh đi xe đạp từ nhà tới trường với vận tốc 12km/h mất thời gian 15 phút. Quãng đường từ nhà tới trường là:

  • A.
     5km.
  • B.
     3km.
  • C.
     4km.
  • D.
     6km.
Câu 13 :

 Tại sao khi áo quần bị bụi bám vào, muốn cho sạch bụi thì người ta thường cầm lên và giũ thật mạnh?

  • A.
    Để bụi dễ bay ra khỏi quần áo
  • B.
    Giũ mạnh để lực tác động lên quần áo mạnh nhất khiến bụi văng ra ngoài
  • C.
    Quần áo được giũ mạnh thật nhanh rồi dừng lại đột ngột, khi đó bụi tiếp tục chuyển động do quán tính nên bụi bị văng ra ngoài.
  • D.
    Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 14 :

Một ca đựng nước hình trụ tròn, độ cao cột nước trong ca là 25cm. Áp suất do cột nước gây ra lên đáy ca? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N/{m^3}\).

  • A.
    250 Pa
  • B.
    2500 Pa
  • C.
    250 atm
  • D.
    2500 atm
Câu 15 :

 Hai người cùng đi từ A đến B. Người thứ nhất đi xe đạp với vận tốc 4m/s, người thứ hai đi xe máy với vận tốc 36km/h. Quãng đường từ A đến B là 7,2 km. Hỏi người thứ hai phải xuất phát tại A lúc mấy giờ để hai người đến B cùng một lúc. Biết người thứ nhất khởi hành tại A lúc 6h.

  • A.
    6 giờ 18 phút
  • B.
    7 giờ 18 phút
  • C.
    6 giờ 30 phút
  • D.
    7 giờ 30 phút
Câu 16 :

Trường hợp nào sau đây có công cơ học?

  • A.
     Khi có lực tác dụng vào vật.
  • B.
     Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.
  • C.
     Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động theo phương của lực.
  • D.
     Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
Câu 17 :

 Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra

  • A.
     chỉ trong chất lỏng.
  • B.
     chỉ trong chất lỏng và chất khí.
  • C.
     chỉ trong chất khí.
  • D.
     ở tất cả các chất lỏng, chất khí và chất rắn.
Câu 18 :

 Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

  • A.
     Khối lượng.
  • B.
     Thể tích.
  • C.
     Nhiệt năng.
  • D.
     Nhiệt độ.
Câu 19 :

 Khi sử dụng hệ thống palăng như hình bên để nâng một vật nặng lên, ta được lợi bao nhiêu lần về lực, thiệt bao nhiêu lần về đường đi?

  • A.
     Lợi 2 lần về lực, thiệt 2 lần về đường đi.
  • B.
     Lợi 4 lần về lực, thiệt 4 lần về đường đi.
  • C.
     Lợi 8 lần về lực, thiệt 8 lần về đường đi.
  • D.
     Lợi 16 lần về lực, thiệt 16 lần về đường đi.
Câu 20 :

 Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 500g chứa 1 lít nước ở \({20^0}C\). Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường).

  • A.
    336000 J
  • B.
    35200 J
  • C.
    371200 J
  • D.
    300800 J

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước, câu trả lời nào đúng?

  • A.
     Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
  • B.
     Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
  • C.
     Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
  • D.
     Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa chuyển động cơ học: Là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật mốc.

Lời giải chi tiết :

A sai: người lái đò chuyển động so với dòng nước.

B đúng

C sai: Thuyền trôi theo nước nên người lái đò chuyển động so với bờ sông.

D sai: Người lái đò ngồi trên thuyền nên đứng yên so với thuyền.

Câu 2 :

 Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật đang đứng yên, làm vật tiếp tục đứng yên?

  • A.
     Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
  • B.
     Hai lực cùng phương, ngược chiều.
  • C.
     Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
  • D.
     Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hai lực cân bằng là hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Lời giải chi tiết :

Vật đang đứng yên chịu tác dụng của cặp lực cân bằng: hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Câu 3 :

 Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe:

  • A.
     Đột ngột giảm vận tốc.
  • B.
     Đột ngột tăng vận tốc.
  • C.
     Đột ngột rẽ sang phải.
  • D.
     Đột ngột rẽ sang trái.Quán tính là xu hướng giữ nguyên vận tốc khi có lực tác dụng đột ngột.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vì khi ô tô đột ngột rẽ sang phải, do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp chuyển động theo hướng cũ nên hành khách thấy mình bị nghiêng người sang bên trái.

Câu 4 :

 Xe máy chuyển động trên đoạn đường dài 6km trong thời gian 20 phút. Vận tốc trung bình của xe là:

  • A.
     10 km/h.
  • B.
     5 m/s.
  • C.
     12 km/h.
  • D.
     10 m/s.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{S}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Đổi 20 phút = 1/3 giờ.

Vận tốc trung bình của xe máy là:

\({v_{tb}} = \frac{S}{t} = \frac{6}{{\frac{1}{3}}} = 18\left( {km/h} \right) = 5\left( {m/s} \right)\)  

Câu 5 :

 Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?

  • A.
     Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
  • B.
     Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
  • C.
     Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
  • D.
     Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách làm tăng ma sát: tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

Cách làm giảm ma sát: tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.

Lời giải chi tiết :

Để giảm lực ma sát ta tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

Câu 6 :

 Một tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Các cây cối bên đường đứng yên so với:

  • A.
     Người soát vé.
  • B.
     Đường tàu.
  • C.
     Người lái tàu.
  • D.
     Toa tàu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật mốc.

Lời giải chi tiết :

Cây cối bên đường đứng yên so với đường tàu.

Câu 7 :

 Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

  • A.
     Ma sát giữa má phanh với vành xe.
  • B.
     Ma sát giữa cốc nước đặt trên bàn với mặt bàn.
  • C.
     Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
  • D.
     Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên vật khác.

Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên vật khác.

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.

Lời giải chi tiết :

Ma sát giữa má phanh với vành xe là ma sát trượt. → A đúng

Ma sát giữa cốc nước đặt trên bàn với mặt bàn là ma sát nghỉ. → B sai

Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động là ma sát lăn. → C sai

Ma sát giữa các biên bi với ổ trục xe đạp, xe máy là ma sát lăn. → D sai

Câu 8 :

 Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?

  • A.
     Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
  • B.
     Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
  • C.
     Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • D.
     Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

Lời giải chi tiết :

Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó. → A sai, C đúng.

Áp suất chất lỏng: p = d.h phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và độ cao của cột chất lỏng. → B, D sai.

Câu 9 :

Một kiện hàng có khối lượng 800 kg gây áp suất \(5000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N/{m^2}\) lên sàn nằm ngang, diện tích tiếp xúc có độ lớn:

  • A.
     \(1,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • B.
     \(16{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • C.
     \(0,16{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • D.
     \(40{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của kiện hàng là:

P = 10.m = 800.10 = 8000 (N)

Áp suất của kiện hàng lên mặt sàn là:

\(p = \frac{F}{S} \Rightarrow S = \frac{F}{p} = \frac{{8000}}{{5000}} = 1,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {{m^2}} \right)\)

Câu 10 :

Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?

  • A.
     Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
  • B.
     Vật lơ lửng trong chất lỏng.
  • C.
     Vật nổi trên mặt chất lỏng.
  • D.
     Cả ba trường hợp trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Một vật bị nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

Lời giải chi tiết :

Vật chìm, vật lơ lửng, vật nổi đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét.

Câu 11 :

Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ

  • A.
     bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
  • B.
     bằng trọng lượng của vật.
  • C.
     bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
  • D.
     bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Một vật bị nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)

Trong đó d: trọng lượng riêng của nước.

V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét là: \({F_A} = {d_{cl}}.V\).

Câu 12 :

Một học sinh đi xe đạp từ nhà tới trường với vận tốc 12km/h mất thời gian 15 phút. Quãng đường từ nhà tới trường là:

  • A.
     5km.
  • B.
     3km.
  • C.
     4km.
  • D.
     6km.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quãng đường: s = v.t

Lời giải chi tiết :

Đổi 15 phút \( = \frac{1}{4}\) giờ.

Quãng đường từ nhà tới trường là:

\(s = v.t = 12.\frac{1}{4} = 3\left( {km} \right)\)

Câu 13 :

 Tại sao khi áo quần bị bụi bám vào, muốn cho sạch bụi thì người ta thường cầm lên và giũ thật mạnh?

  • A.
    Để bụi dễ bay ra khỏi quần áo
  • B.
    Giũ mạnh để lực tác động lên quần áo mạnh nhất khiến bụi văng ra ngoài
  • C.
    Quần áo được giũ mạnh thật nhanh rồi dừng lại đột ngột, khi đó bụi tiếp tục chuyển động do quán tính nên bụi bị văng ra ngoài.
  • D.
    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết quán tính để giải thích hiện tượng.

Lời giải chi tiết :

Khi ta giũ mạnh quần áo, quần áo chuyển động thật nhanh rồi dừng lại đột ngột, khi đó bụi tiếp tục chuyển động do quán tính nên bụi văng ra ngoài.

Câu 14 :

Một ca đựng nước hình trụ tròn, độ cao cột nước trong ca là 25cm. Áp suất do cột nước gây ra lên đáy ca? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N/{m^3}\).

  • A.
    250 Pa
  • B.
    2500 Pa
  • C.
    250 atm
  • D.
    2500 atm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp suất chất lỏng: p = d.h

Với d là trọng lượng riêng của chất lỏng

h là độ cao của cột chất lỏng hay độ sâu của điểm tính áp suất so với mặt thoáng.

Lời giải chi tiết :

Áp suất tại đáy ca nước là:

p = d.h = 10000.0,25 = 2500 (Pa)

Câu 15 :

 Hai người cùng đi từ A đến B. Người thứ nhất đi xe đạp với vận tốc 4m/s, người thứ hai đi xe máy với vận tốc 36km/h. Quãng đường từ A đến B là 7,2 km. Hỏi người thứ hai phải xuất phát tại A lúc mấy giờ để hai người đến B cùng một lúc. Biết người thứ nhất khởi hành tại A lúc 6h.

  • A.
    6 giờ 18 phút
  • B.
    7 giờ 18 phút
  • C.
    6 giờ 30 phút
  • D.
    7 giờ 30 phút

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận tốc chuyển động: \(v = \frac{S}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Đổi: 4m/s = 14,4 km/h

Thời gian đi từ A đến B của người thứ nhất là:

\({t_1} = \frac{S}{{{v_1}}} = \frac{{7,2}}{{14,4}} = 0,5\left( h \right)\)

Thời gian đi từ A đến B của người thứ hai là:

\({t_2} = \frac{S}{{{v_2}}} = \frac{{7,2}}{{36}} = 0,2\left( h \right)\)

Giả sử người thứ 2 xuất phát sau người thứ nhất khoảng thời gian là t

Để 2 người đến B cùng lúc thì người thứ 2 xuất phát trước người thứ nhất là:

\({t_2} + t = {t_1} \Rightarrow t = {t_1} - {t_2} = 0,5 - 0,2 = 0,3\left( h \right) = 18{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {phut} \right)\)

Vậy người thứ hai xuất phát lúc 6 giờ 18 phút

Câu 16 :

Trường hợp nào sau đây có công cơ học?

  • A.
     Khi có lực tác dụng vào vật.
  • B.
     Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.
  • C.
     Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động theo phương của lực.
  • D.
     Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.

Lời giải chi tiết :

Trường hợp có công cơ học là: khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển động theo phương của lực.

Câu 17 :

 Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra

  • A.
     chỉ trong chất lỏng.
  • B.
     chỉ trong chất lỏng và chất khí.
  • C.
     chỉ trong chất khí.
  • D.
     ở tất cả các chất lỏng, chất khí và chất rắn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Lời giải chi tiết :

Đối lưu là hình thức chuyển nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất lỏng và chất khí.

Câu 18 :

 Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

  • A.
     Khối lượng.
  • B.
     Thể tích.
  • C.
     Nhiệt năng.
  • D.
     Nhiệt độ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khối lượng của vật luôn không đổi.

Lời giải chi tiết :

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì khối lượng của vật không thay đổi.

Câu 19 :

 Khi sử dụng hệ thống palăng như hình bên để nâng một vật nặng lên, ta được lợi bao nhiêu lần về lực, thiệt bao nhiêu lần về đường đi?

  • A.
     Lợi 2 lần về lực, thiệt 2 lần về đường đi.
  • B.
     Lợi 4 lần về lực, thiệt 4 lần về đường đi.
  • C.
     Lợi 8 lần về lực, thiệt 8 lần về đường đi.
  • D.
     Lợi 16 lần về lực, thiệt 16 lần về đường đi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ròng rọc động cho lợi 2 lần về lực.

Lời giải chi tiết :

Hệ thống palăng trên cho ta lợi 4 lần về lực, thiệt 4 lần về đường đi.

Câu 20 :

 Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 500g chứa 1 lít nước ở \({20^0}C\). Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường).

  • A.
    336000 J
  • B.
    35200 J
  • C.
    371200 J
  • D.
    300800 J

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

Phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết :

1 lít nước có khối lượng là \({m_1} = 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\)

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:

\({Q_1} = {m_1}{c_1}\Delta t = 1.4200.\left( {100 - 20} \right) = 336000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)

Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm là:

\({Q_2} = {m_2}{c_2}\Delta t = 0,5.880.\left( {100 - 20} \right) = 35200{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:

\(Q = {Q_1} + {Q_2} = 336000 + 35200 = 371200{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.