Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 10 KNTT hay, chi tiết nhất Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức hay ..

Chủ đề 3. Rèn luyện bản thân - SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức


Hãy viết số 1, 2, 3, 4 tương ứng với các hành vi, việc làm phù hợp với các phẩm chất dưới đây:Trả lời câu hỏi 1 Chủ đề 3 SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 Chủ đề 3 SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức

Hãy viết số 1, 2, 3, 4 tương ứng với các hành vi, việc làm phù hợp với các phẩm chất dưới đây:
Trách nhiệm     2. Tự chủ     3. Tự trọng     4. Ý chí vượt khó

Hành vi, việc làm

Phẩm chất

a. Đọc các bài trong sách giáo khoa trước khi nghe giảng ở lớp.

 

b. Hướng dẫn em học ở nhà.

 

c. Làm thêm công việc phụ giúp bố mẹ, nhưng vẫn hoàn thành đầy đủ bài tập được giao.

 

d. Tìm hiểu phương pháp học tập các môn học lớp 

 

e. Trong khi làm bài kiểm tra, có bài khó không làm được, bạn bên cạnh bảo cho chép bài của bạn nhưng đã từ chối.

 

g. Khi làm bài sai, kiên trì tìm ra điểm sai của mình.

 

h. Khi nhận dự án học nhóm, tự tìm các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc của nhóm.

 

i. Nhận lỗi với bạn khi làm điều không hay, sửa lại những lỗi của mình đã gây ra.

 

k. Thực hiện đúng những điều mình đã hứa với người khác.

 

l. Luôn đi học đúng giờ.

 

Lời giải chi tiết:

Hành vi, việc làm

Phẩm chất

a. Đọc các bài trong sách giáo khoa trước khi nghe giảng ở lớp.

 2

b. Hướng dẫn em học ở nhà.

 1

c. Làm thêm công việc phụ giúp bố mẹ, nhưng vẫn hoàn thành đầy đủ bài tập được giao.

 4

d. Tìm hiểu phương pháp học tập các môn học lớp 

 2

e. Trong khi làm bài kiểm tra, có bài khó không làm được, bạn bên cạnh bảo cho chép bài của bạn nhưng đã từ chối.

 3

g. Khi làm bài sai, kiên trì tìm ra điểm sai của mình.

 4, 2

h. Khi nhận dự án học nhóm, tự tìm các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc của nhóm.

 2, 1

i. Nhận lỗi với bạn khi làm điều không hay, sửa lại những lỗi của mình đã gây ra.

 1

k. Thực hiện đúng những điều mình đã hứa với người khác.

 1

l. Luôn đi học đúng giờ.

 1

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 Chủ đề 3 SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức

Nêu những biểu hiện thể hiện tính trách nhiệm, lòng tự trọng, sự tự chủ, ý chí vượt khó mà em đã có.

Tính trách nhiệm

Lòng tự trọng

Sự tự chủ

Ý chí vượt khó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: 

Tính trách nhiệm

Lòng tự trọng

Sự tự chủ

Ý chí vượt khó

Hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hẹn

Không nói xấu người khác sau lưng

Tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp

Nhà xa nhưng vẫn luôn đi học đúng giờ

Dọn dẹp chỗ ngồi sau khi ăn xong

Không làm những điều có lỗi vơi người khác

Tự đi học bằng xe đạp mỗi ngày

Đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ

Đi học đúng giờ

...

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 Chủ đề 3 SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức

Viết những tư duy phản biện mà em đã có.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

  • Vì chăm chỉ học bài, cố gắng ôn tập lại kiến thức cô đã dạy trên lớp nên em mới đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra.
  • Đôi lúc bố mẹ không quan tâm mình không phải bố mẹ không yêu thương mình mà là vì quá bận rộn công việc hằng ngày để kiếm tiền.
  • Bài toán này không nên làm theo cách này mà nên làm theo cách tính nhanh sẽ tốt hơn.
  • ...

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 Chủ đề 3 SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức

Ghi lại lời khuyên dành cho bạn trong từng tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Gia đình H có hoàn cảnh khó khăn, bố bị bệnh nên thường xuyên phải đi bệnh viện. H còn một em nhỏ đang học lớp Trả lời câu hỏi 3 Chủ đề 3 SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức

Em sẽ khuyên H nên làm gì trong hoàn cảnh trên? Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì?

Tình huống 2. Gia đình V có mức sống trung bình nên bạn rất giản đị. Trong lớp V có nhiều bạn ăn mặc rất sành điệu, với những đồ đắt tiền. Những bạn tỏ ý coi thường V. Một lần, khi lớp tổ chức liên hoan, bạn thân của V đã gợi ý cho mượn trang phục để V cũng ngang bằng như các bạn trong lớp.

Em sẽ khuyên V điểu gì trong tình huống trên?

Tình huống 3. M chơi thân với T và thường cho T mượn sách vở, đổ dùng học tập khi bạn thiếu. Một lần, M phạm lỗi và bị nhắc nhở tại trường, bạn đã bị gia đình phạt vì lỗi đó. M tức giận vì nghĩ T kể cho gia đình mình biết. M đã nói những lời xúc phạm T; sau đó, không trò chuyện cũng không cho T mượn sách vở, đồ dùng học tập.

Em sẽ khuyên M và T nên làm gì trong tình huống trên?

Tình huống 4. Nhóm Q nhận nhiệm vụ khảo sát hành vi bảo vệ môi trường ở địa phương. Q là người hơi chậm chạp và ít nói. Các bạn trong nhóm cho phép Q không cần tham gia khảo sát vì các bạn đó sẽ làm hộ cho nhanh.

Em sẽ khuyên Q và các bạn trong nhóm như thế nào?

Lời giải chi tiết:

  • Tình huống 1.  Gia đình H có hoàn cảnh khó khăn, bố bị bệnh nên thường xuyên phải đi bệnh viện. H còn một em nhỏ đang học lớp 3.

Nếu là bạn của H em sẽ khuyên H nên cố gắng học tập để không phụ lòng bố mẹ, đem thành tích tốt về khoe bố để bố phấn khởi hơn, bệnh tình tốt hơn. Đồng thời ngoài thời gian học thì nên phụ giúp mẹ việc nhà, chăm bố, chăm nom em nhỏ, làm thêm kiếm tiền giúp gia đình.

  • Tình huống 2. Gia đình V có mức sống trung bình nên bạn rất giản đị. Trong lớp V có nhiều bạn ăn mặc rất sành điệu, với những đồ đắt tiền. Những bạn tỏ ý coi thường V. Một lần, khi lớp tổ chức liên hoan, bạn thân của V đã gợi ý cho mượn trang phục để V cũng ngang bằng như các bạn trong lớp

Em sẽ khuyên V nên sống đúng với tính cách và phong cách ăn mặc của mình, không nên vì đua đòi hay sự chế bai của người khác mà làm những việc không phù hợp với hoàn cảnh, tính cách của mình.

  • Tình huống 3. M chơi thân với T và thường cho T mượn sách vở, đổ dùng học tập khi bạn thiếu. Một lần, M phạm lỗi và bị nhắc nhở tại trường, bạn đã bị gia đình phạt vì lỗi đó. M tức giận vì nghĩ T kể cho gia đình mình biết. M đã nói những lời xúc phạm T; sau đó, không trò chuyện cũng không cho T mượn sách vở, đồ dùng học tập.

Em sẽ khuyên M và T đầu tiên nên bình tĩnh để giải thích cho nhau hiểu và giải quyết vấn đề đang vướng mắc giữ hai bạn. T nên giải thích cho M hiểu tại sao lại kể cho gia đình M biết là vì muốn tốt cho bạn, giúp bạn hiểu ra hạn chế của mình để thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, M cũng nên bình tĩnh tìm hiểu xem có phải là T là người nói cho gia đình M biết không để không trách nhầm bạn; nếu là T nói thì nên lắng nghe xem lí do tại sao T lại làm như vậy.

  • Tình huống 4. Nhóm Q nhận nhiệm vụ khảo sát hành vi bảo vệ môi trường ở địa phương. Q là người hơi chậm chạp và ít nói. Các bạn trong nhóm cho phép Q không cần tham gia khảo sát vì các bạn đó sẽ làm hộ cho nhanh.

Em sẽ khuyên Q nên xông xáo nhận các nhiệm vụ để cùng thực hiện với mọi người, không nên ỷ lại các bạn hay lười nhác, không vượt lên hạn chế của bản thân để tốt hơn. Các bạn trong nhóm cũng không nên để Q không làm việc cùng mà nên cùng nhau giúp đỡ Q khắc phục hạn chế của bản thân, hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 Chủ đề 3 SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức

Viết bình luận của em về những quan điểm sau đây:

  1. Bạn chỉ sống một lần duy nhất trong đời, do đó, hãy sống hết mình, chơi hết mình, đừng quá tính toán, tiết kiệm trong cuộc sống.
  2. Nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông là học tập, chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Tham gia hoạt động xã hội, tình nguyện chỉ nên thực hiện khi đã làm tốt nhiệm vụ học tập và việc gia đình. Không nên “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”

Lời giải chi tiết:

1. Bạn chỉ sống một lần duy nhất trong đời, do đó, hãy sống hết mình, chơi hết mình, đừng quá tính toán, tiết kiệm trong cuộc sống.

Cuộc sống của mỗi người là duy nhất và rất quý giá, đúng là mỗi người chỉ sống một lần duy nhất trong đời nhưng hay sống sao cho ý nghĩa, cho có ích nhất để không phải hối tiếc vì mình đã sống hoài, sống phí. Sống hết mình với đam mê, với công việc, cũng không nên đừng quá chi li với bản thân và những người xung quanh nhưng phải biết có giới hạn và phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân.

2. Nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông là học tập, chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Tham gia hoạt động xã hội, tình nguyện chỉ nên thực hiện khi đã làm tốt nhiệm vụ học tập và việc gia đình. Không nên “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”.

Việc học là việc rất quan trọng đối với mỗi học sinh, là nền tảng giúp học sinh có kiến thức để phát triển. Tuy nhiên, ngoài việc học ra thì học sinh cũng cần phải dành thời gian hợp lí để tham gia các hoạt động chung rèn luyện, nâng cao năng lực, phẩm chất, hoàn thiện bản thân, phát triển toàn diện.

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 Chủ đề 3 SBT HĐTN 10 Kết nối tri thức

  • Em đã gặp những khó khăn nào khi xác định mục tiêu tài chính cá nhân? Em đã vượt qua khó khăn đó bằng cách nào?
  • Khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, theo em cần quan tâm đến nội dung nào trong kế hoạch?
  • Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân:

Lời giải chi tiết:

  1. Em đã gặp những khó khăn nào khi xác định mục tiêu tài chính cá nhân? Em đã vượt qua khó khăn đó bằng cách nào?

Khó khăn:

  • Tài chính chưa ổn định
  • Nhiều khoản cần chi tiêu
  • Tài chính hạn hẹp
  • Nhiều khoản chi tiêu phát sinh 

Khắc phục:

  • Lập dnah sách chi tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể
  • Tuần theo đúng mục tiêu đã đề ra
  • Kỷ luật với bản thân mình 
  1. Khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, theo em cần quan tâm đến nội dung nào trong kế hoạch?
  2. Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân:
  • Tổng tài chính có được
  • Các khoản chi tiêu
  • Dự trù phát sinh

Lúc đầu còn gặp khó khăn nhưng dần dần ổn định và quen với kế hoạch đặt ra dù đôi lúc còn chưa điều chỉnh phù hợp.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí