Từ điển môn Văn lớp 9 Bi kịch - Từ điển môn Văn 9

Bi kịch là gì? Đề tài, cốt truyện, xung đột, hiệu ứng thanh lọc và kết thúc trong bi kịch - Văn 9

1. Bi kịch là gì?

Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật. Từ kết cục bi thương đó, bi kịch thưòng mang đến cho người đọc những bài học quý giá và tinh thần lạc quan.

(Bi kịch Vua Lear)

2. Đề tài của bi kịch

Đề tài của bi kịch thường mượn từ lịch sử hay huyền thoại, đề cập những vấn đề lớn, có tính vĩnh cửu của cuộc sống con người.

3. Cốt truyện bi kịch

Cốt truyện bi kịch thường là một chuỗi các sự kiện, biến cố trong câu chuyện kịch tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành độngtính cách của các nhân vật. Chuỗi sự kiện, biến cố đó thường dẫn đến những tổn thất, đau thưong trong cuộc đoi nhân vật chính.

Cốt truyện của Romeo và Juliet

Tại thành Verona, hai dòng họ Montague và Capulet có mối thù truyền kiếp. Romeo, con trai nhà Montague, tình cờ gặp và yêu say đắm Juliet, con gái nhà Capulet, trong một buổi tiệc hoá trang. Dù gia đình thù địch, họ vẫn bí mật kết hôn nhờ sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence.

Tuy nhiên, bi kịch xảy ra khi Romeo giết Tybalt – anh họ Juliet – để trả thù cho bạn mình và bị trục xuất khỏi Verona. Juliet, bị ép cưới Paris, uống thuốc giả chết để trốn đi cùng Romeo. Nhưng Romeo không hay biết, tưởng nàng đã chết, chàng tự sát bên cạnh nàng. Khi tỉnh dậy, thấy Romeo đã chết, Juliet cũng tự kết liễu đời mình.

Cái chết của đôi tình nhân trẻ khiến hai gia đình nhận ra lỗi lầm và chấm dứt mối thù hận.

4. Xung đột trong bi kịch

Xung đột bi kịch nảy sinh do mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, cái cao cả với cái thấp hèn, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản tiến bộ, giữa các mặt khác nhua của tính cách, giữa mong muốn chủ quan và điều kiện khách quan, giữa các giá trị khác nhau của đời sống…

=> Nói cách khác, xung đột trong bi kịch là sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập.

5. Hiệu ứng thanh lọc trong bi kịch

Những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả là cơ sở tạo nên hiệu ứng thanh lọc của thể loại này. Thoạt tiên, bi kịch khiến khán giả thương xót trước số phận bi đát của một con người vốn cao quý, tốt đẹp; sợ hãi trước cái chết, trước những mất mát khủng khiếp. Tuy nhiên, sâu xa hơn, bi kịch khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, họ có thể giải toả sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn tới cái cao cả, phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.

6. Kết thúc bi kịch

Kết thúc bi thảm của nhân vật có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người.

7. Một số tác phẩm tiêu biểu

Romeo và Juliet (William Shakespeare)

Vua Macbeth (William Shakespeare)

Hoàng tử Hamlet (William Shakespeare)

Giông Tố (William Shakespeare)

Vua Lear