Đề bài

Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ Con chào mào? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Phương pháp giải

Đọc lại bài thơ và xem dòng thơ nào được lặp lại.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Dòng thơ “triu… uýt… huýt… tu hìu…được lặp lại 2 lần trong bài thơ.

- Tác dụng: Sự lặp lại đó tạo nên kết cấu tương ứng cho bài thơ. Chuỗi âm thanh được nhắc lại trọn vẹn như từng cất lên lần đầu, nhưng bạn đọc lại cảm nhận “con chào mào” đã đi qua một hành trình, từ đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt đến phối bè, vang vọng.

Cách 2

Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ là: “triu…uýt…huýt…tu hìu…” (2 lần) 

→ Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh của tiếng chim chào mào hót. Tiếng chim ấy không chỉ vang lên từ trên cành cây cao chót vót mà còn vang lên ngay trong chính tâm hồn nhà thơ. 

Cách 3

- Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ: “Triu… uýt…. huýt … tu hìu…”.

- Đó là tiếng hót của con chào mào, nhưng cũng chính là âm thanh của thiên nhiên xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ. Điều đó cho thấy chim chào mào đã đi qua một hành trình tìm về với thiên nhiên.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" trong văn bản Con chào mào khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" trong văn bản Con chào mào "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức. 

Xem lời giải >>
Bài 5 : Nội dung chính văn bản Con chào mào là gì?
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khi đọc ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào, em có thể hình dung, tưởng tượng về:

- Khung cảnh thiên nhiên:

- Hình ảnh con chim chào mào:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lúc đầu, nhân vật “tôi” “sợ chim bay đi” nhưng kết thúc bài thơ Con chào mào, lại khẳng định “Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.” bởi vì:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ Con chào mào:

Tác dụng của việc lặp lại dòng thơ đó:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong kí ức:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Mai Văn Phấn sinh ra tại:

Xem lời giải >>