Đề bài

Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" trong văn bản Con chào mào "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

Phương pháp giải

Đọc lại câu thơ này và chú ý hàm ý của tác giả.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Hai câu thơ kết cho thấy “con chào mào” đã bay đi xa, trở về với thiên nhiên rộng lớn, với thế giới tự do và hồn nhiên của nó. Tác giả viết rằng “chẳng cần chim lại bay về” bởi ông đã cảm thấy đủ, thấy trọn vẹn một thiên nhiên tuyệt đẹp trong cõi hồn mình. Câu thơ đa nghĩa cho thấy, nhà thơ đang tràn đầy hạnh phúc, mong cho con chào mào bay xa, bay cao hơn, nhưng cũng gợn một chút tiếc nuối dù rất nhỏ.

Cách 2

Sự khẳng định của nhân vật “tôi” ở hai dòng thơ cuối thể hiện những đổi thay trong ý nghĩ, cảm xúc; trong tình yêu dành cho thiên nhiên. Chẳng cần con chim chào mào lại bay về, tiếng hót du dương vẫn vang lên trong tâm trí. Bởi vì, nhân vật “tôi” đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn “độc chiếm” hẹp hòi, ích kỉ. Tình yêu thương ấy khiến cho tâm hồn con người rộng mở, phong phú, tràn đầy niềm vui và sức sống

Cách 3

- Lời khẳng định ở hai câu thơ cuối cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc dành cho thiên nhiên.

- Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" trong văn bản Con chào mào khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ Con chào mào? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức. 

Xem lời giải >>
Bài 5 : Nội dung chính văn bản Con chào mào là gì?
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khi đọc ba dòng thơ đầu bài thơ Con chào mào, em có thể hình dung, tưởng tượng về:

- Khung cảnh thiên nhiên:

- Hình ảnh con chim chào mào:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong bài thơ Con chào mào khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lúc đầu, nhân vật “tôi” “sợ chim bay đi” nhưng kết thúc bài thơ Con chào mào, lại khẳng định “Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.” bởi vì:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ Con chào mào:

Tác dụng của việc lặp lại dòng thơ đó:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong kí ức:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Mai Văn Phấn sinh ra tại:

Xem lời giải >>