Hãy chỉ ra mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. Từ đó, bạn hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông?
Dựa vào sự đối sánh giữa bản phiên âm và bản dịch nghĩa, dịch thơ để nhận xét về mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối để hiểu được tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông.
Cách 1
- Mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối: tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hai dòng thơ này để kết thúc bài thơ và tổng kết ý nghĩa của tác phẩm. Sáu dòng thơ đầu được sử dụng để miêu tả cuộc đời Tiểu Thanh, nhân vật chính trong truyện, cũng như những thăng trầm và nỗi đau trong cuộc đời của cô. Hai dòng thơ cuối đưa ra một khía cạnh nhìn khác về cuộc sống và nhân sinh, và cũng giúp cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn trong việc truyền tải thông điệp của mình đến độc giả.
- Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: Nguyễn Du cảm thấy bơ vơ giữa dòng đời.Tâm sự của Nguyễn Du đầy ắp bi thương. Ông sống giữa cuộc đời đầy phong ba với bao tâm sự uẩn khúc. Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh, đồng thời cũng băn khoăn và khóc thương cho chính mình.
Cách 2- Mối liên hệ về nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối: tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hai dòng thơ này để kết thúc bài thơ và tổng kết ý nghĩa của tác phẩm.
- Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: Nguyễn Du cảm thấy bơ vơ giữa dòng đời. Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh, đồng thời cũng băn khoăn và khóc thương cho chính mình.
Cách 3- Sáu dòng thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mọn, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.
- Hai dòng thơ cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế. Tố Như là tên chữ của Nguyễn Du. Nói “khóc cho Tổ Như” (khắp Tố Như) tức là nói tri âm tri kỉ với Tố Như, hiểu nỗi lòng Tố Như, thương xót cho Tổ Như như Tố Như thương xót cho Tiểu Thanh.
- Mối liên hệ giữa sáu dòng thơ đầu với hai dòng thơ cuối của văn bản thoạt nhìn có vẻ như có sự đứt gãy, nhưng xem xét kĩ sẽ thấy giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Đó là mối quan hệ tiếp nối tự nhiên theo logic liên tưởng tương đồng. Tác giả trông người lại ngẫm đến ta, thấy càng “thương người” thì càng “thương mình”. Cái tên “Tố Như” xuất hiện ở dòng thơ thứ tám tuy có chút bất ngờ nhưng lại được đặt trong sự đối sánh với cái tên Tiểu Thanh trong nhan đề và sáu dòng thơ đầu. Cụm từ “ngã tự cư” trong dòng thơ thứ sáu (Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã) chính là cái bản lề giữa hai phần của bài thơ.
Các bài tập cùng chuyên đề
Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Theo dõi mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí
Chú ý sự đồng cảm với bi kịch của người phụ nữ và cảm thán về thân phận của chính mình trong văn bản Độc Tiểu Thanh kí
Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ Độc Tiểu Thanh kí có mối quan hệ logic với nhau như thế nào?
Chỉ ra và nhận xét mối quan hệ đối vế ý trong hai câu thực văn bản Độc Tiểu Thanh kí
Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận văn bản Độc Tiểu Thanh kí
Chia sẻ suy nghĩ của bạn về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết văn bản Độc Tiểu Thanh kí
Qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, tác giả đã khái quát về bi kịch chung của những người tài hoa, phong nhà trong xã hội phong kiến như thế nào?
Hãy tìm đọc và giới thiệu một vài tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh kí với nội dung hai câu thơ trong Truyện Kiều:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bạn biết.
Trong Đọc Tiểu Thanh kí"Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận trong bài Đọc Tiểu Thanh kí
Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/Văn chương không mệnh đốt còn vương.” trong Đọc Tiểu Thanh kí em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
Trong Đọc Tiểu Thanh kí, vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí
Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí?
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.
So sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ văn bản Đọc Tiểu thanh kí
Bạn hiểu thế nào là “tri âm” và biết thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nào nói về chuyện “tri âm”? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa theo từng dòng, từng cặp câu để hiểu nghĩa và nội dung bài thơ Độc Tiểu Thanh kí
Hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào đối với sáu dòng thơ đầu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí?
Chủ thể trữ tình và tác giả ở tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí có phải là một? Căn cứ vào các chi tiết nào trong văn bản để bạn xác định như vậy?
Phân tích tính cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với số phận của nàng Tiểu Thanh (chú ý từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… trong sự đối sánh giữa bản phiên âm và bản dịch nghĩa, dịch thơ) trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí
Xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. Từ việc đọc hiểu bài thơ trên, bạn rút ra được lưu ý gì khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du?
Bình luận ý kiến cho rằng: trong các nhân vật Tiểu Thanh (Độc “Tiểu Thanh kí”), Thúy Kiều (Truyện Kiều) đều có hình bóng của Nguyễn Du.