Đề bài

Đọc trước bài thơ Thương nhớ mùa xuân, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Vũ Bằng?

 

Phương pháp giải

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Tác giả Vũ Bằng: 

+ Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học tại Hà Nội. Ông theo học Trường Albert Sarraut và tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng vào cuối năm 1948. 

+ Ngay từ khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi, ông đã có truyện đăng báo, sau đó ông đi theo nghề viết bằng tất cả niềm say mê của mình. Ông xuất bản tác phẩm đầu tay “Lọ văn” vào năm 17 tuổi. Văn của ông là chất văn độc đáo và ám ảnh. 

+ Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. 

+ Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lĩnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Khoảng năm 1934-1935, Vũ Bằng nghiện thuốc phiện rất nặng suốt 5 năm. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.

+ Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. 

 
Cách 2

- Tác giả Vũ Bằng: 

+ Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học tại Hà Nội. Ông theo học Trường Albert Sarraut và tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng vào cuối năm 1948. 

+ Ngay từ khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. 

+ Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. 

Cách 3

- Tác giả Vũ Bằng:

+ Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng (1913 - 1984) có tên thật là Vũ Đăng Bằng, bút danh như Thiên Thư, Lưu Tâm, Vạn Lý Trình,…

+ Ông sinh ra tại Hà Nội nhưng quê gốc của ông ở Hải Dương

+ Sinh trưởng trong một gia đình làm nghề xuất bản nhà sách ở Hà Nội

+ Vũ Bằng với phong cách viết miêu tả chân thực cuộc sống xung quanh, về thiên nhiên, về con người về sự đổi thay của quê hương đất nước, giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm và có sức hấp dẫn vô cùng lớn.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý cách tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân trong văn bản Thương nhớ mùa xuân

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cảnh sắc và con người Hà Nội vào mùa xuân trong văn bản Thương nhớ mùa xuân có đặc điểm gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cảm xúc của nhân vật “tôi” trước mùa xuân trong văn bản Thương nhớ mùa xuân thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ở phần 3 tác phẩm Thương nhớ mùa xuân, tác giả bày tỏ cảm xúc gì về mùa xuân Hà Nội?

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Thời tiết đặc trưng của Hà Nội sau rằm tháng Giêng trong văn bản Thương nhớ mùa xuân như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong tâm trí tác giả, trăng tháng Giêng có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì? Dựa vào đâu để em biết được điều đó?

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xác định nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Thương nhớ mùa xuân. Theo em, mạch logic chính gắn kết các phần của văn bản là gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cái “tôi” tác giả trong văn bản Thương nhớ mùa xuân thể hiện tình cảm, cảm xúc gì? Hãy dẫn ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc ấy.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút qua một vài biểu hiện cụ thể của văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...).

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Chi tiết nào về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản Thương nhớ mùa xuân để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Em hiểu thêm được những gì về giá trị văn hoá dân tộc thông qua văn bản Thương nhớ mùa xuân?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đọc văn bản Thương nhớ mùa xuân và cho biết dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm thời tiết của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong Thương nhớ mùa xuân, tác giả yêu mùa xuân nhất là vào khoảng thời gian nào?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Dòng nào dưới đây nêu đúng vẻ đẹp của trăng non tháng Giêng trong văn bản Thương nhớ mùa xuân?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Câu văn nào sau đây thể hiện trực tiếp tình yêu của tác giả dành cho mùa xuân Hà Nội trong văn bản Thương nhớ mùa xuân?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút qua một vài biểu hiện cụ thể trong văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc…)

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chi tiết nào về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản Thương nhớ mùa xuân để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Em hiểu thêm được những gì về giá trị văn hóa dân tộc từ văn bản Thương nhớ mùa xuân?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đọc văn bản Thương nhớ mùa xuân và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a. Xác định đề tài và đặt nhan đề cho văn bản trên.

b. Chỉ ra đặc điểm của thể loại tùy bút được thể hiện ở văn bản trên.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân của tác giả:

Xem lời giải >>