Bài 3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết lịch sử - Kết nối tri thức 11>
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 9 dưới đây.
Bài tập 1 1
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 9 dưới đây.
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là
A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
C. ban hành Hiến pháp mới.
D. chống thù trong, giặc ngoài.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 2
Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1918.
B. Năm 1917.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1 3
Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là
A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.
B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.
D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1 4
Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lênin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Sáp nhập các nước cộng hoà Xô viết và nước Nga.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 1 5
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 3 - 1921.
C. Tháng 3 - 1923.
B. Tháng 12 - 1922.
D. Tháng 1 - 1924.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1 6
Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
C. Tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà.
D. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 1 7
Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa.
C. Đưa đến sự hình thành trật tự thế giới mới.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 1 8
Sau khi V. I. Lênin - vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời, ai là người tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô?
A. V. I. Xta-lin.
B. M. Goóc-ba-chốp.
C. N. Khơ-rút-xốp.
D. Brê-giơ-nhép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 9
Ý nào không phản ánh đúng nội dung của Hiến pháp Liên Xô năm 1924?
A. Ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các nước Cộng hoà Xô viết thành một nhà nước Liên bang.
B. Phân định các quyền của Liên bang và của các nước Cộng hoà.
C. Quy định cơ cấu tổ chức cơ quan Nhà nước tối cao Liên bang và các nước Cộng hoà.
D. Khẳng định quyền lực của Chính quyền Xô viết.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2
Khai thác tư liệu 1 và 2, kết hợp với những thông tin trong SGK, em hãy cho biết việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vị trí quan trọng như thế nào?
TƯ LIỆU 1. Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, V. I. Lênin nhấn mạnh: “Và giờ đây, ở nước Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí vào việc xây dựng một Nhà nước vô sản xã hội chủ nghĩa”.
(Lênin: Toàn tập, Tập 35, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 3)
TƯ LIỆU 2. Từ thực tiễn cách mạng, V. I. Lênin khẳng định: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó khăn phức tạp hơn nhiều...”.
(Lênin: Toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 145)
Lời giải chi tiết:
- Đoạn tư liệu 1 và 2 cho thấy: trong bối cảnh nước Nga lúc bấy giờ, việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Nhà nước mới của những người lao động có vị trí quan trọng nhất, sau đó mới có thể thực hiện những mục tiêu, chính sách, đường lối khác.
Bài tập 3 3.1
Khai thác các tư liệu 3, 4, 5, em hãy:
3.1 Chỉ ra những cụm từ thể hiện ý nghĩa của việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
TƯ LIỆU 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản từ chỗ chỉ là một ước mơ cao đẹp của loài người, sau Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã trở thành một hiện thực trong xã hội, có sức mạnh vô cùng to lớn, lôi cuốn hàng nghìn triệu người vào hành động cách mạng, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 390) TƯ LIỆU 4. Lênin khẳng định: “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu việc xây dựng Nhà nước Xô viết, và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới..”. (Lênin: Toàn tập, Tập 44, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 184) TƯ LIỆU 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như Mặt Trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên Trái Đất đứng lên tự giải phóng... Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế". (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1980, tr. 461) |
Bài tập 3 3.2
Phân tích ý nghĩa của việc xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
TƯ LIỆU 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản từ chỗ chỉ là một ước mơ cao đẹp của loài người, sau Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã trở thành một hiện thực trong xã hội, có sức mạnh vô cùng to lớn, lôi cuốn hàng nghìn triệu người vào hành động cách mạng, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 390) TƯ LIỆU 4. Lênin khẳng định: “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu việc xây dựng Nhà nước Xô viết, và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới..”. (Lênin: Toàn tập, Tập 44, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 184) TƯ LIỆU 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như Mặt Trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên Trái Đất đứng lên tự giải phóng... Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế". (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1980, tr. 461) |
Lời giải chi tiết:
Sự xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử thế giới hiện đại, có ý nghĩa to lớn đối với đất nước Xô viết và phong trào cách mạng thế giới.
- Đối với Liên Xô:
+ Quá trình thành lậpLiên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
+ Sức mạnh của tình đoàn kết và sự hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà, đồng thời tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
+ Việc thành lập Liên Xô dưới sự chỉ đạo của V. I. Lênin đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ lẫn nhau.
- Đối với thế giới:
+ Liên Xô trở thành biểu tượng và là chỗ dựa về tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
+ Những thành tựu của Liên Xô đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Bài tập 4 4.1
Hiến pháp Liên Xô năm 1924 mô tả: Quốc huy Liên Xô (năm 1923) là biểu tượng quốc gia, bao gồm hình ảnh búa liềm trên quả địa cầu được vẽ trên nền những tia nắng mặt trời, xung quanh là những bông lúa mì, với dòng chữ “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại!” bằng sáu thứ tiếng: Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-dan.
4.1 Từ mô tả trên, kết hợp với khai thác thông tin trong SGK, hãy nêu nhận xét của em về Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết thực sự là Nhà nước kiểu mới. Tất cả những việc làm, chính sách đều vì mục tiêu chung là nhân dân lao động, vì giai cấp vô sản trên toàn thế giới, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Bài tập 4 4.2
So sánh với Quốc huy Việt Nam và chỉ ra điểm giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Điểm giống nhau giữa Quốc huy của Liên Xô và Quốc huy của Việt Nam:
+ Có biểu tượng ngôi sao năm cánh.
+ Có biểu tượng bông lúa.
Bài tập 5
Sưu tầm tư liệu, hình ảnh từ sách, báo và internet, hãy xây dựng một bài giới thiệu về sự thành lập Liên Xô (theo ý tưởng của em).
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng là đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 (ngày 7/11/1917 theo lịch mới) tại Điện Xmô-nưi, ra tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu.
Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (đêm 7/11/1917)
- Trong cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa trên đất nước Xô viết đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để giữ vững chính quyền Xô viết. Chiến tranh kết thúc, nhiệm vụ khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước đòi hỏi sự liên minh chặt chẽ hơn nữa, nhất là sự thống nhất trên cơ sở nhà nước của các nước Cộng hoà Xô viết.
- Tư tưởng chỉ đạo của Lênin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết là sự bình đẳng về mọi mặt, quyền dân tộc tự quyết và xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
- Ngày 30/12/1922, tại Mátxcơva, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê-nin, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang.
- Tháng 1/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Bài tập 6
Theo kết quả cuộc khảo sát (năm 2021) của Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga, khoảng 67% người được hỏi có mong muốn duy trì Liên Xô. Theo em, vì sao cho đến nay có nhiều người dân Nga vẫn tôn trọng và mong muốn gìn giữ những giá trị của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
Lời giải chi tiết:
- Nhiều người dân Nga vẫn tôn trọng và mong muốn gìn giữ những giá trị của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết vì:
+ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là nhà nước do nhân dân làm chủ; trong quá trình tồn tại, dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng nhà nước này đã thể hiện được tính ưu việt trong việc đảm bảo lợi ích cho nhân dân lao động => người dân muốn duy trì những ưu việt của chủ nghĩa xã hội, quyền lợi của người lao động, miễn phí y tế, giáo dục,..
+ Trong nhiều thập kỉ, Liên Xô đã trở thành một cường quốc về chính trị - quân sự và kinh tế; đồng thời, chiếm lĩnh được nhiều đỉnh cao về văn hóa và khoa học - kĩ thuật thế giới… Những thành tựu đó không chỉ là niềm tự hào đối với người dân của Liên bang Xô viết, mà còn là những di sản đáng trân trọng và tự hào của nhân dân thế giới; là những đóng góp lớn đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại.
+ Muốn khôi phục lại vị thế, sức mạnh cường quốc của Liên Xô với 15 nước cộng hoà; sự hợp tác, quan hệ hữu nghị giữa các nước, các dân tộc anh em trong liên bang Xô viết,...
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 9. Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 9. Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam lịch sử - Kết nối tri thức 11