Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11>
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 6 dưới đây.
Bài tập 1 1
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 6 dưới đây.
Mục đích cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là gì?
A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
B. Hoàn thiện bộ máy nhà nước.
C. Ôn định tình hình chính trị để phát triển kinh tế, văn hoá.
D. Tăng cường tiềm lực, đối phó với giặc ngoại xâm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 2
Bộ máy hành chính cấp địa phương dưới thời vua Lê Thánh Tông gồm các cấp nào?
A. Đạo - phủ - huyện - xã - thôn.
B. Đạo - phủ - huyện - hương - xã.
C. Đạo thừa tuyên - phủ - huyện - châu - xã.
D. Đạo - phủ - huyện - châu - xã.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 1 3
Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
A. Bãi bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển, các cơ quan do vua trực tiếp chỉ đạo.
B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
C. Ban hành bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình.
D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 1 4
Phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời vua Lê Thánh Tông là gì?
A. Tiến cử.
B. Khoa cử.
C. Ứng cử.
D. Tập ấm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1 5
Bộ luật được ban hành hình luật.
A. Quốc triều hình luận dưới thời vua Lê Thánh Tông là
B. Hình thư.
C. Hình luật.
D. Hoàng Việt luật lệ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 1 6
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang lại kết quả nào đối với tình hình Đại Việt lúc bấy giờ?
A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước.
B. Đưa chế độ quân chủ Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.
C. Ôn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hoá.
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2
Hãy xác định câu đúng hoặc sai về cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) trong các câu dưới đây.
1. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình đất nước lâm vào khủng hoảng, tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,… ngày càng trở nên phổ biến.
2. Cả nước chia thành 5 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây) khiến cho quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
3. Ở trung ương, vua Lê Thánh Tông nắm mọi quyền hành và các cơ quan chuyên môn.
4. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long).
5. Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều với nhiều quy định mang tính dân tộc sâu sắc.
6. Điểm chung trong cuộc cải cách của Hồ Quý Lý và Lê Thánh Tông về giáo dục khoa cử đó là nhiều khoa thi được tổ chức để tuyển chọn người tài cho bộ máy nhà nước.
Lời giải chi tiết:
- Những câu đúng: 2, 3, 6.
- Những câu sai:
+ Câu số 1 => sửa: Vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh đất nước đã từng bước ổn định;
+ Câu số 4 => sửa: Vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô;
+ Câu số 5 => sửa: Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật.
Bài tập 3
Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp với biện pháp cải cách của vua Lê Thánh Tông.
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - d |
2 - c |
3 - e |
4 - a |
5 - b |
Bài tập 4
Lập và hoàn thành bảng thống kê về các nội dung chủ yếu trong cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
Lĩnh vực |
Nội dung cải cách |
Ý nghĩa |
Hành chính |
||
Pháp luật |
||
Quân đội và quốc phòng |
||
Kinh tế |
||
Văn hoá, giáo dục |
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Nội dung cải cách |
Ý nghĩa |
Hành chính |
- Ở trung ương: + Xoá bỏ hầu hết các chức quan đại thần. Vua nắm mọi quyền hành. + Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của Lục Bộ, đồng thời, đặt ra lục Tự, Lục Khoa. - Ở địa phương: + Xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); + Đặt thêm đạo thừa tuyên Quảng Nam. - Bộ máy quan lại: + Tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử. + Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt. |
- Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, đề cao quyền hành toàn diện của hoàng đế. - Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ. |
Pháp luật |
- Ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều với nhiều quy định mang tính dân tộc. |
- Hệ thống luật pháp được hoàn chỉnh. |
Quân đội và quốc phòng |
- Cải tổ hệ thống quân đội. - Chú ý đến rèn luyện quân đội. |
- Tiềm lực quốc phòng của đất nước được nâng cao. |
Kinh tế |
- Ban hành chế độ lộc điền và chế độ quân điền |
- Thúc đẩy kinh tế phát triển |
Văn hoá, giáo dục |
- Coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá nghiêm túc. - Chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước. |
- Văn hóa đất nước được mở mang. - Đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước. |
Bài tập 5
Dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu thêm từ sách, cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV), em hãy nêu ra một số bài học có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Lời giải chi tiết:
- Một số bài học từ cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:
+ Nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông rất coi trọng chức năng giám sát thông qua hoạt động của lục Khoa, Đô sát viện, Hiến ty. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ hỗ trợ, giám sát lẫn nhau giữa các bộ, khoa, tự, giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, trình tự, quy chế làm việc được phân định cụ thể, rành mạch.
+ Tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch thông qua chế độ khoa cử được thực hiện nề nếp, quy củ,...
+ Quản lí nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật. Những điều luật trong Quốc triều hình luật phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hiện đại: bảo vệ chủ quyền quốc gia; tôn trọng tính tối cao của pháp luật; nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc; có những quy định nhân văn đối với những đối tượng “dễ bị tổn thương" trong xã hội như: người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, mồ côi, goá phụ,...
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 9. Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 9. Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV) lịch sử - Kết nối tri thức 11
- Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam lịch sử - Kết nối tri thức 11