Soạn Lịch sử và địa lý 9, giải Sử và địa lý 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1: Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945

Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 SGK lịch sử và địa lí 9 Chân trời sáng tạo


Dựa vào thông tin trong bài và lược đồ 3.2 hãy xác định những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1

Dựa vào thông tin trong bài và lược đồ 3.2 hãy xác định những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (SGK trang 18)

- Chỉ ra những nét chính tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.

Lời giải chi tiết:

- Giai đoạn 1918 - 1929:

+ Kinh tế Nhật Bản phát triển xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn do ảnh hưởng của thiên tai và lạm phát.

+ Các cuộc đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc bạo động gạo năm 1918 lôi kéo 10 triệu người tham gia.

+ Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân

- Giai đoạn 1929 - 1933: Nhật Bản lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc đại suy thoái; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

- Giai đoạn 1933 - 1945:

+ Nhật Bản thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước, tích cực chạy đua vũ trang và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ, như: xâm chiếm Mãn Châu (1931), mở rộng xâm lược Trung Quốc (1937).

+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á, tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng, mở rộng chiến tranh ra toàn mặt trận châu Á Thái Bình Dương. Từ cuối năm 1944, nhiều thành phố ở Nhật Bản bị tàn phá bởi các cuộc ném bom của Mỹ. Tới 15/8/1945, Nhật Bản buộc phải đầu hàng.

? mục 2

- Hãy nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.

- Dựa vào tư liệu 3.4 hãy cho biết M.Gan – đi (M. Gandhi) đã có hành động gì để chống lại đạo luật hà khắc của thực dân Anh đối với những người Ấn Độ. Tại sao có thể gọi hành động của ông là “bất bạo động”

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á (SGk trang 19)

- Đọc kĩ phần 2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á (SGK trang 20)


Lời giải chi tiết:

- Yêu cầu 1: 

Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

* Trung Quốc

- Để chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc, ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ đã nổ ra ở Bắc Kinh. Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia.

- Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

- Trong những năm 1927-1937, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.

- Tháng 7-1937, Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản đã hợp tác để cùng kháng chiến chống Nhật.

* Ấn Độ

- Đảng Quốc đại dưới sự lãnh đạo của Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hoá của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

- Năm 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập, góp phần thúc đẩy nhân dân chống thực dân Anh.

* Đông Nam Á

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.

+ Tiêu biểu cho khuynh hướng tư sản là sự thành lập và hoạt động của Đảng Dân tộc do Ác-mét Xu-các-nô đứng đầu (In-đô-nê-xi-a); hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam),...

+ Khuynh hướng vô sản xuất hiện từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX với sự thành lập của các đảng cộng sản ở In-đô-nê-xi-a (1920), ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin (1930),...

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á đã thành lập các mặt trận chống phát xít nói chung, tiến hành kháng chiến chống Nhật. Tháng 8-1945, chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

- Yêu cầu 2: 

Để chống lại đạo luật hà khắc của thực dân Anh đối với người dân Ấn Độ, M. Gan-đi (M. Gandhi) đã tiến hành “Cuộc biểu tình bất bạo động Muối”. Ông đi bộ gần 400 km đến bờ biển phía Tây Ấn Độ để phản đối luật của Anh cấm người Ấn Độ tự thu hoạch muối và trả thuế muối quá cao.

- Có thể gọi hành động của M. Gan-đi là “bất bạo động", vì: trong “cuộc biểu tình Muối”s, M. Gan-đi và Đảng Quốc đại đã vận động quần chúng nhân dân Ấn Độ thực hiện đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực

Luyện tập 1

Hãy hoàn thành trục thời gian về tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới theo mẫu dưới đây

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Chỉ ra những sự kiện nổi bật theo các mốc thời gian

Lời giải chi tiết:

Học sinh điền các thông tin sau vào sơ đồ:

- 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.

- 1927, Kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- 1931, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- 1937, Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra toàn lãnh thổ Trung Quốc.

- 1940, Nhật Bản công bố thuyết Đại Đông Á để tạo cơ sở cho các hoạt động xâm lược các nước Đông Nam Á.

Luyện tập 2

Hãy hoàn thành bảng hệ thống về những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á theo mẫu dưới đây

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (SGK trang 17)

- Đọc kĩ phần 2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á (SGK trang 18)

- Chỉ ra tên phong trào, thời gian, các đặc điểm chính của từng quốc gia

Lời giải chi tiết:

STT

Tên phong trào

Tên quốc gia

Thời gian

Đặc điểm chính

 

Phong trào Ngũ Tứ

Trung Quốc

4-5-1919

- Mục tiêu: chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc

- Quy mô rộng lớn, lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.

 

Kháng chiến chống Nhật

 

1937-1945

Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác để kháng chiến chống Nhật

 

Biểu tình Muối

Ấn Độ

1930

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

- Sử dụng phương pháp “bất bạo động”

 

Phong trào giải phóng dân tộc

Các nước Đông Nam Á

1919 - 1945

- Phong trào đấu tranh phát triển theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.

- Tháng 8-1945, chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

Vận dụng

Trong số các nhà lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á giai đoạn 1918 – 1945, em thấy ấn tượng với nhà lãnh đạo nào nhất? Hãy giải thích lý do

Phương pháp giải:

- Chỉ ra lý do yêu thích nhà lãnh đạo

Lời giải chi tiết:

Trong số các nhà lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á giai đoạn 1918 – 1945, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với Mahatma Gandhi, người lãnh đạo phong trào độc lập Ấn Độ. Lý do chính là triết lý phi bạo lực của ông và cách ông sử dụng phương pháp phi bạo lực để đạt được mục tiêu giải phóng dân tộc.

Gandhi tin rằng "Ahimsa" (phi bạo lực) là chìa khóa để chiến thắng, và ông đặt mục tiêu không chỉ là giành độc lập cho Ấn Độ mà còn là xây dựng một xã hội công bằng, hòa bình và không bạo lực. Phương pháp "Satyagraha" của ông, tức là sự kiên nhẫn và sự chân thành trong việc thể hiện chống lại sự áp bức, đã thu hút sự chú ý và ủng hộ từ người dân Ấn Độ và cả thế giới.

Không chỉ là một nhà lãnh đạo, Gandhi còn là một nhà triết học và nhà lý luận chính trị nổi tiếng. Ông không chỉ mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự đoàn kết dân tộc mà còn lên án bất công xã hội và kêu gọi cải thiện điều kiện sống của người nghèo.

Từ những ý tưởng và phương pháp của Gandhi, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học về sự quyết đoán, sự nhẫn nhịn và lòng nhân ái trong việc xây dựng một xã hội công bằng và hòa bình. Đó là lý do tại sao Gandhi luôn là một trong những nhà lãnh đạo mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất trong thời kỳ đó.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí