- Bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản: tưởng nhớ người đã mất (cuộc đời, phẩm hạnh, công đức) và thể hiện tình cảm của người còn sống trong giờ phút vĩnh biệt người đã mất (đau xót, tiếc thương, ghi nhớ công ơn, tâm nguyện noi theo).
- Về kết cấu, bài văn tế thường gồm bốn phần:
+ Đoạn mở đầu (lung khởi) thường bàn luận chung về lẽ sống – chết hoặc cảm tưởng khái quát về người đã mất (thường mở đầu bằng những từ Thương ôi!, Hỡi ôi!)
+ Đoạn thứ hai (thích thực) kể về cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã mất (thường bắt đầu bằng cụm từ Nhớ linh xưa)
+ Đoạn thứ ba (ai vãn) nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết
+ Đoạn kết bày tỏ nỗi nhớ thương, lời tâm nguyện, cầu nguyện của người đứng tế (thường kết thúc bằng các từ Ô hô!, Ai tai!, Hỡi ôi!, Thương thay!). Cũng có khi đoạn thứ ba và đoạn kết được ghép làm một.
- Văn tế có thể được viết bằng văn xuôi cổ, có đối (Văn tế chị – Nguyễn Hữu Chỉnh, Văn tế Trương Quỳnh Nhi – Phạm Thái), văn vần (Văn tế thập loại chúng sinh – Nguyễn Du), văn biền ngẫu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu). Văn tế có khi được viết theo thể tự do nhưng phần nhiều văn tế phỏng theo thể phú Đường luật (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Văn tế thường sử dụng nhiều thán từ, những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.