Từ đa nghĩa là những từ có nhiều hơn một nghĩa trong đó có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Nghĩa của các từ này thường có mối liên hệ với nhau, nhưng có thể biểu thị cho những đối tượng, khái niệm hoặc tình huống khác nhau.
- Ví dụ 1:
Xe đạp là từ dùng để chỉ loại xe 2 bánh, con người dùng sức đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
- Ví dụ 2:
Từ “ăn” sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau và kết hợp với những từ ngữ khác nhau thì sẽ mang nghĩa khác nhau.
Từ đồng âm là là các từ có cùng cách phát âm hoặc cách viết giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: “hòn đá” và “đá bóng”.
- hòn đá: chỉ chất cứng có dạng hòn
- đá bóng: chỉ hành động giơ chân lên hất mạnh vào quả bóng
|
Từ đồng âm |
Từ đa nghĩa |
Điểm giống |
Đều có cách đọc và cách viết giống nhau. |
|
Điểm khác |
- Các nghĩa hoàn toàn khác nhau. - Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc. |
- Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa
- Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác. |
Ví dụ |
- Trên sân cỏ, các cầu thủ đều nỗ lực ghi bàn. - Sang sông thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. => “cầu” trong hai câu trên giống nhau về cách đọc và viết nhưng không hề liên quan về nghĩa. “cầu” trong “cầu thủ” mang ý nghĩa người chơi một môn thể thao, “cầu” trong “cầu kiều” chỉ một dạng kiến trúc xây dựng giúp nối liền hai bên đường (bờ) bị ngăn cách. |
Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. - "xuân" trong câu thơ thứ nhất mang nghĩa gốc, chỉ một mùa trong năm. - "xuân" trong câu thơ thứ hai mang nghĩa chuyển. Mùa xuân mang đến sự sống và tươi mới, nên còn mang nghĩa về sự trẻ đẹp. =>Vì vậy, “xuân” ở đây có thể thay thế bằng “tươi đẹp” – “Làm cho đất nước càng ngày càng tươi đẹp”. |