Trắc nghiệm Bài 20. Động năng của chuyển động tròn - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?

  • A.

    Một con lắc đồng hồ.

  • B.

    Một mắt xích xe đạp.

  • C.

    Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.

  • D.

    Cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.

Câu 2 :

Chuyển động tròn đều có

  • A.

    vectơ vận tốc không đổi.

  • B.
    tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
  • C.

    tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

  • D.

    chu kì tỉ lệ với thời gian chuyển động.

Câu 3 :

Một bánh xe đang quay đều, mỗi phút nó quay được 3000 vòng. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động của bánh xe?

  • A.

    Độ dịch chuyển góc của một điểm bất kì trên bánh xe (trừ những điểm thuộc trục quay) trong khoảng thời gian 0,01 giây bằng π radian.

  • B.

    Những điểm cách trục quay 10,0 cm thì có tốc độ 10π m/s.

  • C.
    Hai điểm bất kì trên bánh xe nếu cách nhau 20,0 cm thì có tốc độ hơn kém nhau một lượng 20π m/s.
  • D.

    Những điểm càng xa trục quay thì gia tốc hướng tâm càng lớn.

Câu 4 :

Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều?

  • A.
    \(f = \frac{{2\pi r}}{v}\)
  • B.

    \(T = \frac{{2\pi r}}{v}\)

  • C.

    v=ωr

  • D.

    \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

Câu 5 :

Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?

  • A.

    Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.

  • B.

    Chuyển động của một quả bóng đang lăn đều trên mặt sân.

  • C.

    Chuyển động quay của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay đang quay đều.

  • D.

    Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.

Câu 6 :

Chuyển động tròn đều là chuyển động

  • A.

    có quỹ đạo là đường tròn và góc quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau.

  • B.

    có quỹ đạo là đường tròn và độ dài cung tròn quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau

  • C.

    có quỹ đạo là đường tròn và có tốc độ không đổi.

  • D.
    Cả ba đáp án trên.
Câu 7 :

Chọn phát biểu đúng.

Trong các chuyển động tròn đều.

  • A.

    Chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.

  • B.

    Chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì tốc độ lớn hơn.

  • C.

    Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì quay nhỏ hơn.

  • D.

    Chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.

Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?

  • A.

    Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.

  • B.

    Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.

  • C.

    Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.

  • D.
    Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.
Câu 9 :

Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

  • A.

    phương tiếp tuyến với quỹ đạo của đường tròn.

  • B.

    chiều: theo chiều chuyển động của vật.

  • C.

    độ lớn không đổi v = R.ω.

  • D.

    cả ba đáp án trên

Câu 10 :

Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút là

  • A.

    1,52.104 rad/s ; 1,82.103 rad/s.

  • B.

    1,45.104 rad/s ; 1,71.103 rad/s.

  • C.

    1,54.104 rad/s ; 1,91.103 rad/s.

  • D.

    1,48.104 rad/s ; 1,78.103 rad/s.

Câu 11 :

Tính tốc độ góc của kim giờ, coi kim giờ chuyển động tròn đều.

  • A.
    \(\frac{\pi }{{21600}}\) rad/s
  • B.

    \(\frac{\pi }{{30}}\) rad/s

  • C.

    \(\frac{\pi }{{1800}}\)rad/s

  • D.

    \(\frac{\pi }{{60}}\) rad/s

Câu 12 :

Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?

  • A.

    Chuyển động của một vật được ném xiên từ mặt đất.

  • B.

    Chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng của một vật được buộc vào một dây có chiều dài cố định.

  • C.
    Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất (vệ tinh địa tĩnh).
  • D.

    Chuyển động của một quả táo khi rời ra khỏi cành cây.

Câu 13 :

Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g = 10m/s2 và bán kính của Trái Đất bằng R = 6 400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là

  • A.

    2 giờ 48 phút.

  • B.

    1 giờ 59 phút.

  • C.

    3 giờ 57 phút.

  • D.

    1 giờ 24 phút.

Câu 14 :

Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ rad (radian) sang độ và ngược lại, từ độ sang rad, hệ thức nào sau đây không đúng?

  • A.

    \(\alpha ^\circ  = \frac{{180^\circ }}{\pi }.\alpha \)rad

  • B.

    \(60^\circ  = \frac{{180^\circ }}{\pi }.\frac{\pi }{3}\)rad

  • C.

    \(45^\circ  = \frac{{180^\circ }}{\pi }.\frac{\pi }{8}\)rad

  • D.

    \(\frac{{180^\circ }}{\pi }.\frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{2}\)rad

Câu 15 :

Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 0,5 m, được chắn bởi góc 60 độ

  • A.

    0,5236 m.

  • B.

    0,2 m.

  • C.

    1 m.

  • D.

    30 m.

Câu 16 :

Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1 m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60 vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng và tốc độ của nó là

  • A.
    1 s; 6,28 m/s.
  • B.

    1 s; 2 m/s.

  • C.

    3,14 s; 1 m/s.

  • D.

    6,28 s; 3,14 m/s.

Câu 17 :

Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?

  • A.
    0,04 s.
  • B.

    0,02 s.

  • C.

    25 s.

  • D.

    50 s.

Câu 18 :

Xét một cung tròn chắn bởi góc ở tâm bằng 1,8 rad. Bán kính đường tròn này bằng 2,4 cm. Chiều dài của cung tròn này và diện tích của hình quạt giới hạn bởi cung tròn có độ lớn lần lượt bằng:

  • A.

    2,16 cm và 5,18 cm2.

  • B.

    4,32 cm và 10,4 cm2.

  • C.

    2,32 cm và 5,18 cm2.

  • D.
    4,32 cm và 5,18 cm2.
Câu 19 :

Hai điểm A và B trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có tốc độ vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vB = 0,2 m/s. Tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là:

  • A.
    2 rad/s; 10 cm.
  • B.

    3 rad/s; 30 cm.

  • C.

    1 rad/s; 20 cm.

  • D.

    4 rad/s; 40 cm.

Câu 20 :

Cho một đồng hồ treo tường có kim phút dài 15 cm. Tính tốc độ dài của đầu kim phút?

  • A.

    0,145.103 s.

  • B.
    0,279.103 s.
  • C.

    0,279.104 s.

  • D.

    0,154.103 s.

Câu 21 :

Cho một đồng hồ treo tường có kim phút dài 15 cm. Tính tốc độ dài của đầu kim phút?

  • A.

    0,145.103 s.

  • B.
    0,279.103 s.
  • C.

    0,279.104 s.

  • D.

    0,154.103 s.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?

  • A.

    Một con lắc đồng hồ.

  • B.

    Một mắt xích xe đạp.

  • C.

    Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.

  • D.

    Cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ứng dụng kiến thức thực tế về chuyển động tròn đều: Quỹ đạo: hình tròn, vận tốc: không thay đổi

Lời giải chi tiết :

Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều là chuyển động tròn đều

Câu 2 :

Chuyển động tròn đều có

  • A.

    vectơ vận tốc không đổi.

  • B.
    tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
  • C.

    tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

  • D.

    chu kì tỉ lệ với thời gian chuyển động.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết về chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :

Chuyển động tròn đều có tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo

Câu 3 :

Một bánh xe đang quay đều, mỗi phút nó quay được 3000 vòng. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động của bánh xe?

  • A.

    Độ dịch chuyển góc của một điểm bất kì trên bánh xe (trừ những điểm thuộc trục quay) trong khoảng thời gian 0,01 giây bằng π radian.

  • B.

    Những điểm cách trục quay 10,0 cm thì có tốc độ 10π m/s.

  • C.
    Hai điểm bất kì trên bánh xe nếu cách nhau 20,0 cm thì có tốc độ hơn kém nhau một lượng 20π m/s.
  • D.

    Những điểm càng xa trục quay thì gia tốc hướng tâm càng lớn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :

A – đúng vì tốc độ góc:

3000 vòng/ phút = \(\frac{{3000.2\pi }}{{60}} = 100\pi (rad/s)\)

Hay trong khoảng thời gian 0,01 giây thì độ dịch chuyển góc của một điểm bất kì trên bánh xe bằng π radian.

B – đúng vì v=ωr=100π.0,1=10π(m/s)

C – sai vì chỉ những điểm nằm trên cùng một đường thẳng nối từ tâm quỹ đạo ra mới có tốc độ hơn kém nhau 20π m/s.

D – đúng vì gia tốc hướng tâm \(a = \frac{{{v^2}}}{r}\) tỉ lệ nghịch với bán kính quỹ đạo.

Câu 4 :

Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều?

  • A.
    \(f = \frac{{2\pi r}}{v}\)
  • B.

    \(T = \frac{{2\pi r}}{v}\)

  • C.

    v=ωr

  • D.

    \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức biểu diễn mối quan hệ của các đại lượng trong chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :

\(f = \frac{v}{{2\pi r}}\)

Câu 5 :

Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?

  • A.

    Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.

  • B.

    Chuyển động của một quả bóng đang lăn đều trên mặt sân.

  • C.

    Chuyển động quay của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay đang quay đều.

  • D.

    Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết về chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :

Chuyển động quay của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay đang quay đều được coi là chuyển động tròn đều

Câu 6 :

Chuyển động tròn đều là chuyển động

  • A.

    có quỹ đạo là đường tròn và góc quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau.

  • B.

    có quỹ đạo là đường tròn và độ dài cung tròn quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau

  • C.

    có quỹ đạo là đường tròn và có tốc độ không đổi.

  • D.
    Cả ba đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết về chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :

Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn và góc quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau, độ dài cung tròn quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau, có tốc độ không đổi.

Câu 7 :

Chọn phát biểu đúng.

Trong các chuyển động tròn đều.

  • A.

    Chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.

  • B.

    Chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì tốc độ lớn hơn.

  • C.

    Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì quay nhỏ hơn.

  • D.

    Chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết và công thức về chu kì và tần số của chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :

Áp dụng lí thuyết và công thức về chu kì và tần số của chuyển động tròn đều

Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?

  • A.

    Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.

  • B.

    Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.

  • C.

    Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.

  • D.
    Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :

Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp bốn

Câu 9 :

Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

  • A.

    phương tiếp tuyến với quỹ đạo của đường tròn.

  • B.

    chiều: theo chiều chuyển động của vật.

  • C.

    độ lớn không đổi v = R.ω.

  • D.

    cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm

- phương tiếp tuyến với quỹ đạo của đường tròn;

- chiều: theo chiều chuyển động của vật;

- độ lớn không đổi v = R.ω

Câu 10 :

Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút là

  • A.

    1,52.104 rad/s ; 1,82.103 rad/s.

  • B.

    1,45.104 rad/s ; 1,71.103 rad/s.

  • C.

    1,54.104 rad/s ; 1,91.103 rad/s.

  • D.

    1,48.104 rad/s ; 1,78.103 rad/s.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

Lời giải chi tiết :

Bán kính quỹ đạo kim phút: Rp= 10 cm = 0,1 m.

Kim phút quay 1 vòng được 1h nên chu kì quay tròn của điểm đầu kim phút là:

Tp = 1h = 3600 s

Tốc độ góc của kim phút là:

\({\omega _p} = \frac{{2\pi }}{{{T_p}}} = \frac{{2\pi }}{{3600}} \approx 1,{74.10^{ - 3}}rad/s\)

Kim giờ quay 1 vòng mất 12 giờ nên chu kì của điểm đầu kim giờ là:

Tg = 12.3600 = 43200 s

Tốc độ góc của kim giờ là: \({\omega _g} = \frac{{2\pi }}{{{T_g}}} = \frac{{2\pi }}{{43200}} \approx 1,{45.10^{ - 4}}rad/s\)

Câu 11 :

Tính tốc độ góc của kim giờ, coi kim giờ chuyển động tròn đều.

  • A.
    \(\frac{\pi }{{21600}}\) rad/s
  • B.

    \(\frac{\pi }{{30}}\) rad/s

  • C.

    \(\frac{\pi }{{1800}}\)rad/s

  • D.

    \(\frac{\pi }{{60}}\) rad/s

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

Lời giải chi tiết :

Kim giờ quay 1 vòng mất 12 giờ nên chu kì của điểm đầu kim giờ là:

Tg = 12.3600 = 43200 s

Tốc độ góc của kim giờ là: \({\omega _g} = \frac{{2\pi }}{{{T_g}}} = \frac{{2\pi }}{{43200}} = \frac{\pi }{{21600}}rad/s\)

Câu 12 :

Chuyển động nào sau đây có thể xem như là chuyển động tròn đều?

  • A.

    Chuyển động của một vật được ném xiên từ mặt đất.

  • B.

    Chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng của một vật được buộc vào một dây có chiều dài cố định.

  • C.
    Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất (vệ tinh địa tĩnh).
  • D.

    Chuyển động của một quả táo khi rời ra khỏi cành cây.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :
Chuyển động của một vệ tinh nhân tạo có vị trí tương đối không đổi đối với một điểm trên mặt đất (vệ tinh địa tĩnh) có thể xem như là chuyển động tròn đều
Câu 13 :

Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g = 10m/s2 và bán kính của Trái Đất bằng R = 6 400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là

  • A.

    2 giờ 48 phút.

  • B.

    1 giờ 59 phút.

  • C.

    3 giờ 57 phút.

  • D.

    1 giờ 24 phút.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức của chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết :

Vệ tinh chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm nên gia tốc hướng tâm cũng chính là gia tốc rơi tự do.

\(a = \frac{{{v^2}}}{r} = \frac{{{v^2}}}{{R + R}} = g \Rightarrow v = \sqrt {2Rg}  \Rightarrow T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi .2R}}{{\sqrt {2Rg} }} = \frac{{4\pi \sqrt R }}{{\sqrt {2g} }} = \frac{{4\pi \sqrt {6400000} }}{{\sqrt {2.10} }} = 7108s = 1h59'\)

Câu 14 :

Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ rad (radian) sang độ và ngược lại, từ độ sang rad, hệ thức nào sau đây không đúng?

  • A.

    \(\alpha ^\circ  = \frac{{180^\circ }}{\pi }.\alpha \)rad

  • B.

    \(60^\circ  = \frac{{180^\circ }}{\pi }.\frac{\pi }{3}\)rad

  • C.

    \(45^\circ  = \frac{{180^\circ }}{\pi }.\frac{\pi }{8}\)rad

  • D.

    \(\frac{{180^\circ }}{\pi }.\frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{2}\)rad

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức chuyển đổi đơn vị đo góc:

\(\alpha ^\circ  = \frac{{180^\circ }}{\pi }.{\alpha _{rad}}\)

\({\alpha _{rad}} = \frac{\pi }{{180^\circ }}.\alpha ^\circ \)

Câu 15 :

Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 0,5 m, được chắn bởi góc 60 độ

  • A.

    0,5236 m.

  • B.

    0,2 m.

  • C.

    1 m.

  • D.

    30 m.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đổi \(60^\circ  = \frac{\pi }{3}rad\)

Ta có: \(s = {\alpha _{rad}}.R = \frac{\pi }{3}.0,5 = 0,5236m\)

Câu 16 :

Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1 m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60 vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng và tốc độ của nó là

  • A.
    1 s; 6,28 m/s.
  • B.

    1 s; 2 m/s.

  • C.

    3,14 s; 1 m/s.

  • D.

    6,28 s; 3,14 m/s.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

Lời giải chi tiết :

\(\omega  = 60.\frac{{2\pi }}{{60}} = 2\pi (rad/s)\)

Thời gian để hòn đá quay hết một vòng là: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T} \Rightarrow T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1s\)

Tốc độ của nó là: \(v = \omega .r = 2\pi .1 = 6,28m/s\)

Câu 17 :

Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?

  • A.
    0,04 s.
  • B.

    0,02 s.

  • C.

    25 s.

  • D.

    50 s.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính chu kì: \(T = \frac{t}{N}\)

Lời giải chi tiết :

Chu kì quay của bánh xe là: \(T = \frac{t}{N} = \frac{4}{{100}} = 0,04s\)

Câu 18 :

Xét một cung tròn chắn bởi góc ở tâm bằng 1,8 rad. Bán kính đường tròn này bằng 2,4 cm. Chiều dài của cung tròn này và diện tích của hình quạt giới hạn bởi cung tròn có độ lớn lần lượt bằng:

  • A.

    2,16 cm và 5,18 cm2.

  • B.

    4,32 cm và 10,4 cm2.

  • C.

    2,32 cm và 5,18 cm2.

  • D.
    4,32 cm và 5,18 cm2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính chiều dài cung tròn và diện tích hình quạt

Lời giải chi tiết :

Chiều dài cung tròn là: \(s = {\alpha _{rad}}.R = 1,8.2,4 = 4,32cm\)

Diện tích phần hình quạt là: \(S = \frac{1}{2}.s.R = \frac{1}{2}.4,32.2,4 = 5,184c{m^2}\)

Câu 19 :

Hai điểm A và B trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có tốc độ vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vB = 0,2 m/s. Tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là:

  • A.
    2 rad/s; 10 cm.
  • B.

    3 rad/s; 30 cm.

  • C.

    1 rad/s; 20 cm.

  • D.

    4 rad/s; 40 cm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({r_A} = {r_B} + 0,2\), \({v_A} = {r_A}\omega  = ({r_B} + 0,2)\omega  = 0,6\) và \({v_B} = {r_B}\omega  = 0,2\)

\( \Rightarrow \frac{{{r_B} + 0,2}}{{{r_B}}} = \frac{{0,6}}{{0,2}} = 3 \Rightarrow {r_B} = 0,1m \Rightarrow 0,1\omega  = 0,2 \Rightarrow \omega  = 2\)rad/s

Câu 20 :

Cho một đồng hồ treo tường có kim phút dài 15 cm. Tính tốc độ dài của đầu kim phút?

  • A.

    0,145.103 s.

  • B.
    0,279.103 s.
  • C.

    0,279.104 s.

  • D.

    0,154.103 s.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính tốc độ dài: v=ωr

Lời giải chi tiết :

Vận tốc dài của mỗi điểm nằm trên đầu kim phút v=rphph

Mà: \({\omega _{ph}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{ph}}}} = \frac{{2\pi }}{{60.60}} = \frac{\pi }{{1800}}rad/s\)

\(v = {\omega _{ph}}.{r_{ph}} = \frac{\pi }{{1800}}.0,15 = 0,{279.10^{ - 4}}s\)

Câu 21 :

Cho một đồng hồ treo tường có kim phút dài 15 cm. Tính tốc độ dài của đầu kim phút?

  • A.

    0,145.103 s.

  • B.
    0,279.103 s.
  • C.

    0,279.104 s.

  • D.

    0,154.103 s.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính tốc độ dài: v=ωr

Lời giải chi tiết :

Vận tốc dài của mỗi điểm nằm trên đầu kim phút v=rphph

Mà: \({\omega _{ph}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{ph}}}} = \frac{{2\pi }}{{60.60}} = \frac{\pi }{{1800}}rad/s\)

\(v = {\omega _{ph}}.{r_{ph}} = \frac{\pi }{{1800}}.0,15 = 0,{279.10^{ - 4}}s\)