Trắc nghiệm Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid - base Hóa 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Chuẩn độ 10ml dung dịch NaOH 0,2M bằng dung dịch HCl 0,1M tại điểm tương đương thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu

  • A.
    30ml.
  • B.
    25ml.
  • C.
    15ml.
  • D.
    20ml.
Câu 2 :

Chuẩn độ hoàn toàn 20ml dung dịch Ba(OH)2 hết 25ml dung dịch HCl 0,2M. Nồng độ dung dịch Ba(OH)2 là:

  • A.

    0,125M.

     

  • B.
    0,15M.
  • C.
    0,3M.
  • D.
    0,1M.
Câu 3 :

Tiến hành chuẩn độ 10mL dung dịch HCl chưa biết nồng độ bằng dung dịch NaOH 0,2M. Tại điểm tương đương, thể tích NaOH đã dùng là 10mL. Vậy nồng độ của dịch HCl là:

  • A.
    0,1M.
  • B.
    0,2M.
  • C.
    0,3M.
  • D.
    0,5M.
Câu 4 :

Dung dịch chuẩn là gì? 

  • A.
    Là những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung dịch khác.
  • B.
    Là những dung dịch chưa biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung dịch khác.
  • C.
    Là những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, được xác định dựa vào chất phân tích.
  • D.
    Là những dung dịch chưa biết nồng độ chính xác, cần dược xác dịnh dựa vào quá trình chuẩn độ.
Câu 5 :

Những người đau dạ dày thường có pH lớn hơn 2 trong dịch vị dạ dày. Để chữa dạ dày ta nên dùng? 

  • A.
    Nước nho và thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3.
  • B.
    Nước đun sôi để nguội và  thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3.
  • C.
    Nước cam và  thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3.
  • D.
    Vitamin C và thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3.
Câu 6 :

Dung dịch chất nào dưới đây có pH < 7?

  • A.
    KNO3 .
  • B.
    Cu(NO3)2 .
  • C.
    CH3COONa.
  • D.
    NaCl .
Câu 7 :

Hòa tan 4,9 g H2SO4 vào nước thu dược 1 lít dd. pH của dd thu được là:

  • A.
    1.
  • B.
    3.
  • C.
    2.
  • D.
    4.
Câu 8 :

Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch HCl có pH = 1 là

  • A.
    12mL.
  • B.
    10mL.
  • C.
    100mL.
  • D.
    1mL.
Câu 9 :

Dung dịch nào dưới đây có môi trường base

  • A.
    AlCl3 .
  • B.
    FeCl3 .
  • C.
    NH4NO3.
  • D.
    Na2CO3 .
Câu 10 :

Cho các dung dịch HCl, H2SO4 và CH3COOH  có cùng giá trị pH. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với nồng độ mol của các dung dịch trên? 

  • A.
    HCl < H2SO4 < CH3COOH .
  • B.
    H2SO4 < HCl < CH3COOH .
  • C.
    H2SO4 < CH3COOH < HCl.
  • D.
    CH3COOH < HCl < H2SO4 .
Câu 11 :

Dung dịch H2SO4 0,10M có

  • A.
    pH = 1.
  • B.
    pH < 1.
  • C.
    pH > 1.
  • D.
    (H+) > 2,0M
Câu 12 :

Đo pH của cốc giấm ăn được giá trị pH = 2,8. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng?

  • A.
    Giấm ăn có môi trường acid.
  • B.
    Nồng độ ion (H+) của giấm ăn là 10-2,8 ml/L.
  • C.
    Nồng độ ion (H+) của giấm ăn là 0,28 mol/L.
  • D.
    Nồng độ của ion (OH-) của giấm ăn nhỏ hơn 10-7 mol/L.
Câu 13 :

pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất?

  • A.
    Dung dịch CH3COOH 0,1M.
  • B.
    Dung dịch NaCl 0,1M.
  • C.
    Dung dịch NaOH 0,1M
  • D.
    Dung dịch H2SO4 0,1M
Câu 14 :

Dung dịch NaOH 0,01M có pH là

  • A.
    2.
  • B.
    12.
  • C.
    10.
  • D.
    9.
Câu 15 :

Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng?

  • A.
    Dung dịch CH3COOH 0,01M có pH = 2.
  • B.
    Dung dịch NH4NO3 có môi trường acid.
  • C.
    Dung dịch Na2CO3 có môi trường base.
  • D.
    Dung dịch H2SO4 0,01M có pH = 1,69 .
Câu 16 :

Tiến hành chuẩn độ 10mL dung dịch HCl chưa biết nồng độ bằng dung dịch NaOH 0,1M. Tại điểm tương đương, thể tích NaOH đã dùng là 10mL. Vậy nồng độ của dịch HCl là:

  • A.
    0,1M.
  • B.
    0,2M.
  • C.
    0,3M.
  • D.
    0,5M.
Câu 17 :

Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch H2SO4 có pH = 1 là

  • A.
    12mL.
  • B.
    10mL.
  • C.
    100mL.
  • D.
    1mL.
Câu 18 :

pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất?

  • A.
    Dung dịch CH3COOH 0,1M.
  • B.
    Dung dịch NaNO3 0,1M.
  • C.
    Dung dịch KOH 0,1M
  • D.
    Dung dịch H2SO4 0,1M
Câu 19 :

Dung dịch H2SO4 0,015M có

  • A.
    pH = 1,82.
  • B.
    pH =1,52.
  • C.
    pH =12,48.
  • D.
    (H+) = 0,015M
Câu 20 :

Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là

  • A.
    0,01M và 0,01M.
  • B.
    0,02M và 0,04M.
  • C.
    0,04M và 0,02M.
  • D.
    0,05M và 0,05M.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chuẩn độ 10ml dung dịch NaOH 0,2M bằng dung dịch HCl 0,1M tại điểm tương đương thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu

  • A.
    30ml.
  • B.
    25ml.
  • C.
    15ml.
  • D.
    20ml.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về chuẩn độ acid – base.

Lời giải chi tiết :

NaOH + HCl -> NaCl + H2O

Ta có: VHCl.CHCl = VNaOH.CNaOH => 0,1. VHCl =10.0,2 => VHCl = \(\frac{{10.0,2}}{{0,1}}\)= 20ml.

Câu 2 :

Chuẩn độ hoàn toàn 20ml dung dịch Ba(OH)2 hết 25ml dung dịch HCl 0,2M. Nồng độ dung dịch Ba(OH)2 là:

  • A.

    0,125M.

     

  • B.
    0,15M.
  • C.
    0,3M.
  • D.
    0,1M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về chuẩn độ acid – base.

Lời giải chi tiết :

Ba(OH)2 + 2HCl -> BaCl2 + 2H2O

Ta có: VHCl.CHCl = 2.V Ba(OH)2.C Ba(OH)2 => 2.20. CBa(OH)2 =25.0,2 => CHCl = \(\frac{{25.0,2}}{{2.20}}\)= 0,125M

Câu 3 :

Tiến hành chuẩn độ 10mL dung dịch HCl chưa biết nồng độ bằng dung dịch NaOH 0,2M. Tại điểm tương đương, thể tích NaOH đã dùng là 10mL. Vậy nồng độ của dịch HCl là:

  • A.
    0,1M.
  • B.
    0,2M.
  • C.
    0,3M.
  • D.
    0,5M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về chuẩn độ acid – base.

Lời giải chi tiết :

NaOH + HCl -> NaCl + H2O

Ta có: VHCl.CHCl = VNaOH.CNaOH => 10. CHCl =10.0,2 => CHCl = \(\frac{{10.0,2}}{{10}}\)= 0,2M

Câu 4 :

Dung dịch chuẩn là gì? 

  • A.
    Là những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung dịch khác.
  • B.
    Là những dung dịch chưa biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung dịch khác.
  • C.
    Là những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, được xác định dựa vào chất phân tích.
  • D.
    Là những dung dịch chưa biết nồng độ chính xác, cần dược xác dịnh dựa vào quá trình chuẩn độ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về chuẩn độ acid – base.

Lời giải chi tiết :

Chuẩn độ là phương pháp xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn đã biết nồng độ.

Câu 5 :

Những người đau dạ dày thường có pH lớn hơn 2 trong dịch vị dạ dày. Để chữa dạ dày ta nên dùng? 

  • A.
    Nước nho và thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3.
  • B.
    Nước đun sôi để nguội và  thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3.
  • C.
    Nước cam và  thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3.
  • D.
    Vitamin C và thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về ý nghĩa của pH trong thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

Vì pH lớn hơn 2 trong dịch vị dạ dày nên cần bổ sung nước đun sôi để nguội và  thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3 có môi trường base => Trung hòa bớt acid.

Câu 6 :

Dung dịch chất nào dưới đây có pH < 7?

  • A.
    KNO3 .
  • B.
    Cu(NO3)2 .
  • C.
    CH3COONa.
  • D.
    NaCl .

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về sự thủy phân của các ion.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch KNO3, ion NO3- và K+ không bị thủy phân => Môi trường trung tính

Dung dịch Cu(NO3)2 , ion NO3- không bị thủy phân, ion Cu2+ bị thủy phân trong nước tạo ra ion H+:

Cu2+ + H2OCu(OH)+ + H+ => Môi trường acid

Dung dịch CH3COONa, ion Na+ không bị thủy phân, ion CH3COO- bị thủy phân theo phương trình dưới đây

CH3COO- + H2O  CH3COOH + OH- => Môi trường base

Dung dịch NaCl, ion Na+ và K+ không bị thủy phân => Môi trường trung tính

Câu 7 :

Hòa tan 4,9 g H2SO4 vào nước thu dược 1 lít dd. pH của dd thu được là:

  • A.
    1.
  • B.
    3.
  • C.
    2.
  • D.
    4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 4,9/98 = 0,05 mol => CM(H2SO4) = 0,05/1 = 0,05 M

=>(H+) = 0,05.2=0,1 M => pH = -lg(0,1) = 1

Câu 8 :

Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch HCl có pH = 1 là

  • A.
    12mL.
  • B.
    10mL.
  • C.
    100mL.
  • D.
    1mL.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

pH = 1 => (H+) = 0,1 = (HCl)

nNaOH = nHCl = 10-3 mol => VNaOH = 10-3/10-2 = 10-1 (lít) = 100 ml

Câu 9 :

Dung dịch nào dưới đây có môi trường base

  • A.
    AlCl3 .
  • B.
    FeCl3 .
  • C.
    NH4NO3.
  • D.
    Na2CO3 .

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về sự thủy phân của các ion.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch AlCl3 và FeCl3, ion Cl- không bị thủy phân, các ion Al3+ và Fe3+ bị thủy phân trong nước tạo ra ion H+:

Al3+ + H2OAl(OH)2+ + H+ => Môi trường acid

Fe3+ + H2OFe(OH)2+ + H+  => Môi trường acid

Dung dịch NH4NO3, ion NO3- không bị thủy phân, ion NH4+ bị thủy phân theo phương trình dưới đây

NH4+ + H2O  NH3 + H3O+ => Môi trường acid

Dung dịch Na2CO3, ion Na+ không bị thủy phân, ion CO32- bị thủy phân theo phương trình dưới đây

CO32- + H2O  HCO3- + OH- => Môi trường base

Câu 10 :

Cho các dung dịch HCl, H2SO4 và CH3COOH  có cùng giá trị pH. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với nồng độ mol của các dung dịch trên? 

  • A.
    HCl < H2SO4 < CH3COOH .
  • B.
    H2SO4 < HCl < CH3COOH .
  • C.
    H2SO4 < CH3COOH < HCl.
  • D.
    CH3COOH < HCl < H2SO4 .

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

Vì 3 dung dịch có pH giống nhau nên nồng độ H+ bằng nhau

Giả sử nồng độ H+ của 3 dung dịch là a

=> nồng độ mol của H2SO4 là 0,5a

=> nồng độ mol của HCl là a

=> nồng độ mol của CH3COOH là > a (vì acetic acid là chất điện ly yếu, không phân li hoàn toàn nên để phân li ra H+ có nồng độ là a thì CH3COOH phải có nồng độ lớn hơn a)

=> Nồng độ mol của H2SO4 < HCl < CH3COOH.

Câu 11 :

Dung dịch H2SO4 0,10M có

  • A.
    pH = 1.
  • B.
    pH < 1.
  • C.
    pH > 1.
  • D.
    (H+) > 2,0M

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

H2SO4 → 2H+  +  SO42-

0,1M   → 0,2M    0,1M

pH = -lg(H+) = -lg(0,2) ≈ 0,70 => Chọn B

Câu 12 :

Đo pH của cốc giấm ăn được giá trị pH = 2,8. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng?

  • A.
    Giấm ăn có môi trường acid.
  • B.
    Nồng độ ion (H+) của giấm ăn là 10-2,8 ml/L.
  • C.
    Nồng độ ion (H+) của giấm ăn là 0,28 mol/L.
  • D.
    Nồng độ của ion (OH-) của giấm ăn nhỏ hơn 10-7 mol/L.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

pH = 2,8 => (H+) = 10-2,8 ml/L => Đáp án C KHÔNG đúng

Câu 13 :

pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất?

  • A.
    Dung dịch CH3COOH 0,1M.
  • B.
    Dung dịch NaCl 0,1M.
  • C.
    Dung dịch NaOH 0,1M
  • D.
    Dung dịch H2SO4 0,1M

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

Môi trường acid sẽ có pH nhỏ hơn môi trường base và trung tính. => Chọn D

Câu 14 :

Dung dịch NaOH 0,01M có pH là

  • A.
    2.
  • B.
    12.
  • C.
    10.
  • D.
    9.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

NaOH -> Na+ + OH-

0,01M   ->        0,01M

(OH-) = 0,01M => (H+)=\(\frac{{Kw}}{{{\rm{(O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}}{\rm{)}}}} = \frac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,01}} = {10^{ - 12}}\)

pH = -lg(H+) = 12

Câu 15 :

Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng?

  • A.
    Dung dịch CH3COOH 0,01M có pH = 2.
  • B.
    Dung dịch NH4NO3 có môi trường acid.
  • C.
    Dung dịch Na2CO3 có môi trường base.
  • D.
    Dung dịch H2SO4 0,01M có pH = 1,69 .

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH, sự thủy phân ion.

Lời giải chi tiết :

Do dung dịch CH3COOH điện li không hoàn toàn => (H+) < 0,01 => pH dung dịch lớn hơn 2.

Câu 16 :

Tiến hành chuẩn độ 10mL dung dịch HCl chưa biết nồng độ bằng dung dịch NaOH 0,1M. Tại điểm tương đương, thể tích NaOH đã dùng là 10mL. Vậy nồng độ của dịch HCl là:

  • A.
    0,1M.
  • B.
    0,2M.
  • C.
    0,3M.
  • D.
    0,5M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về chuẩn độ acid – base.

Lời giải chi tiết :

NaOH + HCl -> NaCl + H2O

Ta có: VHCl.CHCl = VNaOH.CNaOH => 10. CHCl =10.0,1 => CHCl = \(\frac{{10.0,1}}{{10}}\)= 0,1M

Câu 17 :

Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch H2SO4 có pH = 1 là

  • A.
    12mL.
  • B.
    10mL.
  • C.
    100mL.
  • D.
    1mL.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :
H+ + OH- -> H2O

pH = 1 => (H+) = 0,1

nNaOH = nH+ = 10-3 mol => VNaOH = 10-3/10-2 = 10-1 (lít) = 100 ml

Câu 18 :

pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất?

  • A.
    Dung dịch CH3COOH 0,1M.
  • B.
    Dung dịch NaNO3 0,1M.
  • C.
    Dung dịch KOH 0,1M
  • D.
    Dung dịch H2SO4 0,1M

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

Môi trường acid sẽ có pH nhỏ hơn môi trường base và trung tính. => Chọn D

Câu 19 :

Dung dịch H2SO4 0,015M có

  • A.
    pH = 1,82.
  • B.
    pH =1,52.
  • C.
    pH =12,48.
  • D.
    (H+) = 0,015M

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về pH

Lời giải chi tiết :

H2SO4   → 2H+   +  SO42-

0,015M → 0,03M    

pH = -lg(H+) = -lg(0,03) ≈ 1,52 => Chọn B

Câu 20 :

Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là

  • A.
    0,01M và 0,01M.
  • B.
    0,02M và 0,04M.
  • C.
    0,04M và 0,02M.
  • D.
    0,05M và 0,05M.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dung dịch sau phản ứng có pH= 12 nên OH- dư, tìm được số mol OH- dư.

Xét 2 trường hợp sau:

*TH1: Ba2+ phản ứng hết

*TH2: SO42- phản ứng hết

Từ 2 trường hợp trên tìm được giá trị a và b. Chú ý xét xem kết quả thu được có thỏa mãn không.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch X có: nH2SO4 = 0,2a mol; nHCl = 0,2. 0,1 = 0,02 mol

→ nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = 0,4a + 0,02 (mol); nSO4 2- = 0,2a mol

Dung dịch Y có: nBa(OH)2 = 0,3b mol; nKOH = 0,3. 0,05 = 0,015 mol

→ nOH- = 2.nBa(OH)2 + nKOH = 0,6b + 0,015 (mol); nBa2+ = 0,3b mol

Dung dịch Z có pH = 12 nên dư OH- → [H+]=10-12 (M) → [OH-] = 10-2 (M)

→ nOH- dư = Vdd.CM = 0,5. 10-2 = 0,005 mol

Ta có: nBaSO4 = 0,01 mol

Xét 2 trường hợp sau:

*TH1: Ba2+ phản ứng hết

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Khi đó nBa2+ = nBaSO4 = 0,01 mol → 0,3b = 0,01 → b = 1/30 → nOH-= 0,6b + 0,015 = 0,035 mol

                             H         +    OH- → H2O

Ban đầu           0,4a+0,02         0,035 mol

Phản ứng         0,4a+0,02         0,4a+ 0,02 mol

Sau phản ứng      0                   0,035 – (0,4a+0,02) mol

Ta có: nOH- dư = 0,035 – (0,4a + 0,02) = 0,005 mol → a = 0,025 (không thỏa mãn điều kiện nBa2+ < nSO4(2-))

*TH2: SO42- phản ứng hết

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Khi đó nSO4(2-) = nBaSO4 = 0,01 mol → 0,2a = 0,01 → a = 0,05

→ nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = 0,4a + 0,02 = 0,04 (mol)

                             H +    OH-                    → H2O

Ban đầu              0,04       (0,6b + 0,015)

Phản ứng            0,04       0,04

Sau phản ứng       0           0,6b – 0,025

Ta có: nOH- dư = 0,6b – 0,025 = 0,005 mol → b = 0,05

Vậy a = 0,05 và b = 0,05