Giải Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều Bài 7. Tiếp xúc với người lạ

Câu hỏi Khám phá trang 36 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều


Đọc thơ và trả lời câu hỏi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Đọc thơ và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh: Trang 36 SGK

a. Mèo con đã gặp chuyện gì?

b. Mèo con đã làm gì khi ấy?

c. Em có đồng tình với việc làm của Mèo con không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Đọc – Hiểu bài thơ.

- Thảo luận nhóm.

Lời giải chi tiết:

a. Mèo con đã gặp phải một người lạ nguy hiểm khi đang chơi một mình ở trước sân nhà. Người lạ đã giả vờ bị mệt, nhờ Mèo dìu đến chỗ ô tô đang đậu bên hè phố nhằm mục đích bắt cóc Mèo con.

b. Mèo con đã không nghe theo lời của người lạ vì cô đã thấy vừa rồi người lạ bước đi rất nhanh nhẹn, giờ thì kêu mệt và mèo đã gọi to bố đến giúp.

c. Em rất đồng tình với việc làm của Mèo con. Vì Mèo con đã nhận ra hành vi xấu của người lạ, không nghe theo người lạ và gọi bố đến giúp. Việc làm này của Mèo đã giúp bạn ấy thoát khỏi mục đích của kẻ xấu.

Bài 2

Tìm hiểu một số tình huống khi tiếp xúc với người lạ

a. Những tình huống nào em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ?

b. Vì sao em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên?

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

a.

Tình huống 1:

Hình ảnh: Trang 37 SGK

Bạn nhỏ đứng ở trước cửa nhà một mình, có một người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để rủ đi theo. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ có thể bị bắt cóc hoặc làm hại.

Tình huống 2:

Hình ảnh: Trang 37 SGK

Bạn nhỏ đang chơi trong công viên thì có người lạ đến gần và cho kẹo – đồ ăn được trẻ con rất ưa thích. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu như ăn kẹo của người lạ, bạn nhỏ có thể ăn phải thuốc mê, thuốc ngủ do người xấu đã cho vào kẹo hoặc có thể bị người lạ sai khiến, làm hại.

Tình huống 3:

Hình ảnh: Trang 37 SGK

Bạn nhỏ đứng ở trước cổng trường đợi người thân đến đón thì người lạ đã đến bên nói chuyện, lôi kéo, rủ rê cho quà, đồ chơi. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ không những không có đồ chơi mà còn có thể bị bắt cóc, làm hại.

Chú ý:

Mở rộng: Ngoài những tình huống trên thì còn rất nhiều tình huống người xấu bày ra nhằm những mục đích xấu đối với trẻ em như: Giả vờ là bố, mẹ các em nơi đông người; Bán đồ ăn, đồ chơi có tẩm thuốc ngoài cổng trường; ...

b. Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên vì họ sẽ giúp em thoát khỏi những kẻ xấu, những kẻ có mục đích làm hại trẻ em; tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với các em như bị bắt cóc, bị làm hại, bị sai khiến làm những điều xấu.

Chú ý: 2 điều cần có để ứng phó với người lạ

- Sức khỏe (giúp chạy nhanh, giãy giụa mạnh để thoát khỏi người lạ khi bị bắt).

- Trí thông minh, sự bình tĩnh, sự nhanh nhẹn (giúp quan sát được tình hình, nghĩ ra phương pháp để đối phó với người lạ).

Bài 3

Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ

Hình ảnh: Trang 38 SGK

a. Ai là người em có thể nhờ giúp đỡ?

b. Em sẽ làm gì trong những tình huống dưới đây?

c. Em sẽ nói gì với người em định nhờ giúp đỡ?

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

a.

Những người đáng tin cậy em có thể tìm kiếm sợ trợ giúp: thầy, cô giáo; cô, chú công an; bác bảo vệ; nhân viên mặc đồng phục ở các cửa hàng, cơ quan, ...; đàn ông hoặc phụ nữ đi cùng con nhỏ (vì thường những người có con nhỏ thì họ sẽ có khuynh hướng bảo vệ trẻ nhỏ).

b.

- Khi người lạ hỏi thông tin cá nhân thì em không được cho họ biết. Vì họ có thể dựa vào đó để thực hiện những hành vi xấu như trộm cắp, tìm cơ hội bắt cóc hoặc làm hại em.

- Khi có người lạ cho quà thì em không được nhận, kiên quyết từ chối, không được đụng vào món quà đó vì có thể người lạ đã tẩm thuốc vào những món đồ đó để thực hiện hành vi xấu của mình, khiến em có thể bị gây mê, bắt cóc hoặc bị làm hại.

- Khi người lạ rủ đi theo thì em không được đồng ý, kiên quyết từ chối vì người lạ có thể dẫn em đến một nơi lạ để thực hiện hành vi xấu, em sẽ bị bắt cóc, bị làm hại.

- Khi bị người lạ bắt đi, em cần hô to để gây chú ý với mọi người xung quanh để họ thấy được tình hình lúc đó và cứu giúp em thoát khỏi âm mưu của kẻ xấu.

c.

Hình 1:

Hình ảnh: Trang 38 SGK

- Với những tình huống nguy cấp như đang bị ai đó đuổi theo, em cần hô to nhằm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, để mọi người có thể thấy được tình hình và sẵn sàng giúp đỡ em lúc đó. (Ví dụ: Cứu cháu! Giúp cháu với!).

- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.

Hình 2:

Hình ảnh: Trang 38 SGK

- Với tình huống chưa thật nguy cấp, em có sự nghi ngờ rằng đang có người lạ theo dõi mình thì em có thể tiến lại gần người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ (chú công an), bình tĩnh nói rõ ràng chuyện em đang bị người lạ theo dõi và đề nghị người ấy giúp đỡ một cách lịch sự (Ví dụ: “Cháu đang bị một người lạ theo dõi, chú giúp cháu với ạ”.).

- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 3 học tốt, bứt phá điểm 9,10. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.