Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện giá trị đó trong mẫu dữ liệu.
Bảng tần số là bảng thống kê cho biết tần số của các giá trị trong mẫu dữ liệu.
Bảng tần số có dạng sau:
Trong đó \({m_1}\) là tần số của \({x_1}\), \({m_2}\) là tần số của \({x_2}\),…, \({m_k}\) là tần số của \({x_k}\).
Chú ý: Bảng tần số cũng được cho ở dạng cột:
Nhận xét: Trong bảng tần số, ta chỉ liệt kê các giá trị \({x_i}\) khác nhau. Các giá trị \({x_i}\) này có thể không là số.
Để lập bảng tần số ở dạng bảng ngang ta có thể làm như sau:
Bước 1: Xác định các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu và tìm tần số của mỗi giá trị đó.
Bước 2: Lập bảng gồm 2 dòng và một số cột
Theo thứ tự từ trên xuống dưới, ta lần lượt ghi:
+ Cột đầu tiên: Tên các giá trị (x) , tần số(n) .
+ Các cột tiếp theo lần lượt ghi giá trị và tần số của giá trị đó.
+ Cột cuối cùng : Cộng, N = ...
Biểu đồ biểu diễn bảng tần số được gọi là biểu đồ tần số.
Biểu đồ tần số thường gặp là biểu đồ tần số dạng cột và biểu đồ tần số dạng đoạn thẳng (còn được gọi là đa giác tần số - frequency polygon).
Ví dụ: Hai biểu đồ này cùng biểu diễn dữ liệu “Kết quả kiểm tra môn Toán”:
Bước 1. Vẽ trục ngang để biểu diễn các giá trị trong dãy dữ liệu, vẽ trục đứng thể hiện tần số.
Bước 2. Với mỗi giá trị trên trục ngang và tần số tương ứng ta xác định một điểm. Nối các điểm liên tiếp với nhau.
Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ.
Bước 1. Vẽ trục ngang để biểu diễn các giá trị trong dãy dữ liệu, vẽ trục đứng thể hiện tần số.
Bước 2. Với mỗi giá trị trên trục ngang và tần số tương ứng ta xác định một điểm. Nối các điểm liên tiếp với nhau.
Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ tần số dạng đoạn thẳng:
Bước 1. Vẽ các trục.
Bước 2. Xác định các điểm và nối các điểm liên tiếp với nhau.
Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ.
Bước 1. Vẽ trục ngang để biểu diễn các giá trị trong dãy dữ liệu, vẽ trục đứng thể hiện tần số.
Bước 2. Với mỗi giá trị trên trục ngang, vẽ những cột hình chữ nhật: cách đều nhau; có cùng chiều rộng; có chiều cao thể hiện tần số của các giá trị.
Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ.
Lưu ý:
Khi biểu diễn bảng tần số bằng một biểu đồ hay khi đọc và phân tích dữ liệu trên các biểu đồ, ta phải chú ý đến đơn vị của trục tung, tránh đưa ra những kết luận không chính xác do chỉ căn cứ vào hình vẽ.
Lưu ý:
Khi vẽ biểu đồ, ta nên chọn đơn vị phù hợp cho trục tần số để có thể bắt đầu từ số 0, không gây nhầm lẫn về thị giác.
Ví dụ: Hai biểu đồ này cùng mô tả một dữ liệu.
Các bài khác cùng chuyên mục