Bài tập ôn hè môn Văn 6 lên 7, bộ đề ôn tập hè có lời giải chi tiết Ôn tập hè Kết nối tri thức với cuộc sống

Tổng hợp bài tập Chủ đề 10. Ôn tập về dấu câu

Tải về

Lý thuyết, bài tập về dấu câu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Lý thuyết

Dấu câu

Công dụng

Dấu hai chấm

+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

Dấu ngoặc kép

Là một loại dấu câu đánh dấu bắt đầu và kết thúc của phần trích dẫn lời nói trực tiếp, câu nói được trích dẫn hoặc cụm từ đặc biệt

Dấu phẩy

+Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau

+ Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu

+ Tách các vế câu ghép

+ Tạo nhịp điệu cho câu

Dấu chấm phẩy

Đánh dấu về ranh giới các vế ở câu ghép phức tạp hoặc dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê

Đề bài

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Tác dụng của dấu hai chấm là gì?

A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh)

B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

D. Đáp án B và C đúng

Câu 2: Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng không! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

(Lão Hạc)

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu lời đối thoại

C. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

D. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

Câu 3: Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

A. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

D. Cả ba nội dung trên

Câu 4: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

A. “Điếu, mày”

B. “Dạ”, “Ừ”

C. “Bẩm bốc”

D. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “Phỗng”

Câu 5: Dấu phẩy là?

A. Đặt ở cuối câu báo hiện câu đã kết thúc

B. Đặt cuối câu cảm thán hoặc câu cầu khiến

C. Là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách

D. Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác hoặc được dẫn lại

Câu 6: Đâu không phải công dụng của dấu phẩy trong câu?

A. Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau

B. Thông báo câu đã kết thúc

C. Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu

D. Tách các vế câu ghép

Câu 7: Dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?

Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì căn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”

 (Hoài Thanh)

A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 8: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cứ quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu nó có ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau!”

(Tô Hoài)

A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 9: Dấu phẩy kí hiệu là gì?

A. ,

B. ?

C. !

D. ;

Câu 10: Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì?

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Đáp án A và C đúng

II. Tự luận

Câu 1: Em hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau:

a. Thấy và tức giận, Tuyết liền cảm thấy hối hận vì đã lỡ nói những lời không hay. Ngập ngừng, cô tiến lại, ngồi xuống cạnh bà rồi thủ thỉ:

- Bà ơi, cháu xin lỗi bà ạ. Bà tha lỗi cho cháu nhé!

b. Giờ ra chơi, Lan, Hòa, Bích ngồi túm lại dưới gốc phượng vĩ. Hòa mở đầu lên tiếng bảo: “Bọn mình kể về chuyến đi chơi vào ngày lễ giỗ Tổ vừa qua nhé!”. Nghe vậy, cả Lan và Bích đều gật đầu ưng thuận ngay.

c. Chiều nay, cả nhà em sẽ về quê thăm ông bà. Hành lí mang theo phải soạn từ buổi sáng. Vali nhỏ của em sẽ để các món đồ cá nhân của riêng em, gồm: ba bộ áo quần, bàn chải đánh răng, hộp kẹo, vài quyển truyện tranh. Soạn xong, em phấn khởi ra phòng khách chờ bố mẹ cùng xuất phát.

Câu 2: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau

a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:

Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.

Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!

Câu 3: Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?

a) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

(Thạch Lam)

b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân, trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.

(Theo Trường Chinh)

Câu 4: Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

a) Vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ.

b) Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay tre với mình sống chết có nhau chung thuỷ.

c) Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ trực trút xuống.

Hướng dẫn giải

I. Trắc nghiệm

1 - C

2 - A

3 - D

4 - D

5 - C

6 - B

7 - B

8 - D

9 - A

10 - D

 

II. Tự luận

Câu 1: 

Em hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau:

a. Thấy và tức giận, Tuyết liền cảm thấy hối hận vì đã lỡ nói những lời không hay. Ngập ngừng, cô tiến lại, ngồi xuống cạnh bà rồi thủ thỉ:

- Bà ơi, cháu xin lỗi bà ạ. Bà tha lỗi cho cháu nhé!

b. Giờ ra chơi, Lan, Hòa, Bích ngồi túm lại dưới gốc phượng vĩ. Hòa mở đầu lên tiếng bảo: “Bọn mình kể về chuyến đi chơi vào ngày lễ giỗ Tổ vừa qua nhé!”. Nghe vậy, cả Lan và Bích đều gật đầu ưng thuận ngay.

c. Chiều nay, cả nhà em sẽ về quê thăm ông bà. Hành lí mang theo phải soạn từ buổi sáng. Vali nhỏ của em sẽ để các món đồ cá nhân của riêng em, gồm: ba bộ áo quần, bàn chải đánh răng, hộp kẹo, vài quyển truyện tranh. Soạn xong, em phấn khởi ra phòng khách chờ bố mẹ cùng xuất phát.

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về dấu hai chấm

Lời giải chi tiết:

a) Dấu hai chấm dùng để biểu thị lời hội thoại ở sau đó của nhân vật Tuyết kết hợp với dấu gạch ngang.

b) Dấu hai chấm dùng để biểu thị lời của nhân vật Hòa kết hợp với dấu ngoặc kép.

c) Dấu hai chấm dùng để liệt kê các đồ dùng.

Câu 2: 

Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau

a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:

Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.

Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về dấu ngoặc kép

Lời giải chi tiết:

a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)

b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng

c) Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.

d) Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.

e) Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.

Câu 3: 

Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?

a) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

(Thạch Lam)

b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân, trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.

(Theo Trường Chinh)


Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về dấu chấm phẩy

Lời giải chi tiết:

a) Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa, vế sau giải thích theo ý nghĩa cho vế trước.

Trong câu trên có thể thay dấu chấm phẩy (;) bằng dấu phẩy (,) hoặc thậm chí bằng dấu chấm (.). Các câu ghép ở các vế có thể được phân cách bằng dấu phẩy.

b) Dấu chấm phẩy ở đây dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.

Ta không nên thay dấu chấm phẩy (;) bằng dấu phẩy (,)

Câu 4: 

Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

a) Vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ.

b) Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay tre với mình sống chết có nhau chung thuỷ.

c) Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ trực trút xuống.

 

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức về dấu phẩy

Lời giải chi tiết:

Các dấu phẩy được đặt như sau:

a) Vừa lúc đó (,) sứ giả đem ngựa sắt (,) roi sắt (,) áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy (,) vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ.

b) Suốt một đời người (,) từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay (,) tre với mình sống chết có nhau (,) chung thuỷ.

c) Nước bị cản văng bọt tứ tung (,) thuyền vùng vằng cứ trực trút xuống.


Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí