Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
Các oxide acid phản ứng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
Ví dụ: carbon dioxide tác dụng với dung dịch calcium hydroxide
PTHH: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Các oxide base phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
Ví dụ: iron(III) oxide tác dụng với hydrochloric acid tạo muối và nước
PTHH: Fe2O3 + 6HCl → 2Fe2O3 + 3H2O
Oxide lưỡng tính tác dụng được với cả dung dịch acid, dung dịch base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp như: Al2O3, ZnO,…
Ví dụ: Cho Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
PTHH: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Các oxide trung tính không tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base, chúng được gọi là oxide trung tính hay oxide không tạo muối. Ví dụ: CO, NO,…
Các bài khác cùng chuyên mục