Từ điển Hoá 12| Các dạng bài tập Hoá 12 Đại cương về kim loại - Từ điển Hoá 12

Tính chất hoá học của kim loại - Hoá 12

1. Tính khử của kim loại

Các nguyên tử kim loại dễ nhường electron hoá trị:

\({\rm{M}} \to {{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{ +  ne}}\) (M là kí hiệu, n là hoá trị của kim loại)

=> tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.

2. Tác dụng với oxygen

Hầu hết các kim loại (trừ vàng, bạc, platinum,...) đều tác dụng với oxygen tạo thành oxide.

3. Tác dụng với chlorine

Hầu hết các kim loại đều tác dụng với khí chlorine khi đun nóng, thu được muối chloride tương ứng.

4. Tác dụng với lưu huỳnh (sulfur)

Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh khi đun nóng (trừ thuỷ ngân phản ứng ngay ở nhiệt độ thường).

\({\rm{F}}{{\rm{e}}_{{\rm{(s)}}}}{\rm{ + }}{{\rm{S}}_{{\rm{(s)}}}} \to {\rm{Fe}}{{\rm{S}}_{{\rm{(s)}}}}\)

\({\rm{H}}{{\rm{g}}_{{\rm{(l)}}}}{\rm{ + }}{{\rm{S}}_{{\rm{(s)}}}} \to {\rm{Hg}}{{\rm{S}}_{{\rm{(s)}}}}\)

5. Tác dụng với nước

                      2M   +  2nH2O \( \to \)2M(OH)n   +  nH2    (\({\rm{E}}_{{{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{/M}}}^{\rm{o}}{\rm{  <   -  0,414(V)}}\) và n = hoá trị kim loại)

Thế điện cực chuẩn

\({\rm{E}}_{{{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{/M}}}^{\rm{o}}{\rm{  <   -  0,414(V)}}\)

      \({\rm{E}}_{{{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{/M}}}^{\rm{o}}{\rm{  =   -  0,414(V)}}\)

\({\rm{E}}_{{{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{/M}}}^{\rm{o}}{\rm{  >   -  0,414(V)}}\)

Kim loại

K, Na, Ca, Ba

Mg

Ni, Sn, Pb, Cu,

Ag, Au,...

Mức độ phàn ứng với nước

Phàn ứng nhanh ờ nhiệt độ thường

Phản ứng rất chậm ở nhiệt độ thường, phản ứng nhanh hơn khi đun nóng

Không phản ứng dù ở nhiệt độ cao

     Ví dụ: Na có \({\rm{E}}_{{\rm{N}}{{\rm{a}}^{\rm{ + }}}{\rm{/Na}}}^{\rm{o}}{\rm{  <   -  2,71(V)}}\) <  - 0,414 (V) => Na phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

     Na (s)  + H2O(l)   \( \to \)   2NaOH(aq)  + H2(g)

6. Tác dụng với acid thông thường

M  +  HCl, H2SO4 \( \to \) MCln, M2(SO4)n  +   H2 (\({\rm{E}}_{{{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{/M}}}^{\rm{o}}{\rm{  <  0 (V)}}\)= KL trước H và n hoá trị thấp).

Do Fe có  \({\rm{E}}_{{\rm{F}}{{\rm{e}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{/Fe}}}^{\rm{o}}{\rm{  <   -  0,44 (V)}}\)< 0 => Fe tác dụng với H2SO4 loãng tạo khí H2

\({\mathop {{\rm{Fe}}}\limits^{\rm{0}} _{\left( {\rm{s}} \right)}}{\rm{  +  }}{\mathop {\rm{H}}\limits^{{\rm{ + 1}}} _{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}_{\left( {{\rm{aq}}} \right)} \to \mathop {{\rm{Fe}}}\limits^{{\rm{ + 2}}} {\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}_{\left( {{\rm{aq}}} \right)}{\rm{  +  }}{\mathop {\rm{H}}\limits^{\rm{0}} _{\rm{2}}}_{\left( {\rm{g}} \right)}\)

7. Tác dụng với acid đặc

Hầu hêt kim loại (trừ Pt, Au) khử được S (trong H2SO4 đặc) xuống số oxi hoá thấp hơn.

\[{\mathop {Cu}\limits^0 _{\left( s \right)}}{\rm{ }} + {\rm{ }}2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4}_{\left( {aq} \right)}{\rm{ }} + {\rm{ }}\mathop S\limits^{ + 4} {O_2}_{\left( g \right)}{\rm{ }} + {\rm{ }}2{H_2}{O_{\left( / \right)}}\]

Chú ý: HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr,...

8. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại không tan trong nước và có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn thường tác dụng được với dung dịch muối của kim loại có giá trị thế điện cực lớn hơn ở điều kiện chuẩn.

Ví dụ: \({\rm{E}}_{C{u^{{\rm{2 + }}}}{\rm{/Cu}}}^{\rm{o}}{\rm{  =   0,34 (V)}}\) <  \({\rm{E}}_{{\rm{A}}{{\rm{g}}^{\rm{ + }}}{\rm{/Ag}}}^{\rm{o}}{\rm{  =  0,799 (V)}}\) => Cu phản ứng được với AgNO3.

\(C{u_{\left( s \right)}}{\rm{ }} + {\rm{ }}2AgN{O_3}_{\left( {aq} \right)} \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}_{\left( {aq} \right)}{\rm{ }} + {\rm{ }}2A{g_{\left( s \right)}}\)