Soạn văn 7, ngữ văn 7 cánh diều Bài 9. Tùy bút và tản văn

Soạn bài Tự đánh giá bài 9 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết


Nội dung chính của phần (1) trong văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 73, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nội dung chính của phần (1) trong văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?

A. Tái hiện một thời thành phố Hà Nội có rất nhiều cây

B. Tái hiện một thành phố Hà Nội có nhiều con phố nổi tiếng

C. Tái hiện một thời thành phố Hà Nội có đầy tiếng chim

D. Tái hiện một thành phố Hà Nội có rất nhiều công viên, vườn hoa

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của phần (1) trong văn bản Tiếng chim trong thành phố tái hiện một thời thành phố Hà Nội có đầy tiếng chim.

=> Đáp án C

Câu 2

Câu 2 (trang 73, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nội dung chính của phần (2) trong văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?

A. Nêu lên niềm vui của người viết về tiếng chim trong thành phố

B. Phản ánh hiện trạng Hà Nội bây giờ đã vắng đi rất nhiều tiếng chim

C. Phản ánh hiện thực Hà Nội bây giờ đang xây dựng nhiều nhà cao tầng

D. Nêu lên cảnh Hà Nội bây giờ rất nhiều người nuôi chim trong lồng

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của phân (2) trong văn bản Tiếng chim trong thành phố: Phản ánh hiện trạng Hà Nội bây giờ đã vắng đi rất nhiều tiếng chim.

=> Đáp án B.

Câu 3

Câu 3 (trang 73, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tác giả sử dụng cách thức nào để miêu tả các loài chim trong thành phố?

A. Liệt kê tên các loài chim

B. Miêu tả thời điểm hoạt động

C. Tái hiện âm thanh tiếng hót

D. Tái hiện hình dáng, màu sắc

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Để miêu tả các loài chim trong thành phố, tác giả đã liệt kê tên các loài chim.

=> Đáp án C.

Câu 4

Câu 4 (trang 73, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo bài viết, các loài chim trong thành phố Hà Nội được thoải mái bay lượn, không sợ săn bắn vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng cuối những năm 60 thế kỉ trước

B. Khoảng giữa những năm 50 thế kỉ trước

C. Khoảng đầu những năm 50 thế kỉ trước

D. Khoảng giữa những năm 60 thế kỉ trước

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Theo bài viết các loài chim trong thành phố Hà Nội được thoải mái bay lượn, không sợ săn bắn vào khoảng thời gian đầu những năm 50 thế kỉ trước.

=> Đáp án C.

Câu 5

Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Câu văn nào sau đây nêu được nội dung khái quát cho ba câu còn lại?

A. Hà Nội những năm 50, 60 của thế kỷ trước là một sân chim vô cùng phong phú.

B. Những con chích choè than đậu chót vót trên ngọn cây cất tiếng hót từng hồi dài.

C. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hoà Bình xôn xao trò chuyện.

D. Ngoài bãi sông, trong những tầng cây thấp là tiếng con chim gọi vịt chập chờn theo tiếng sóng.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Câu văn nêu được nội dung khái quát cho ba câu còn lại là: Hà Nội những năm 50, 60 của thế kỷ trước là một sân chim vô cùng phong phú.

=> Đáp án A.

Câu 6

Câu 6 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Câu văn nào sau đây như một lời than buồn bã của tác giả trước hiện thực thành phố vắng tiếng chim?

A. Chim chào mào dạn người sống khắp nơi trong thành phố.

B. Loài chim này rất hiếm khi người ta có thể nhìn thấy chúng

C. Lũ chào mào coi tất cả cây cối như nhà riêng của chúng.

D. Giờ người Hà Nội chỉ chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Lời than buồn bã của tác giả trước hiện thực thành phố vắng tiếng chim được thể hiện qua câu văn: Giờ người Hà Nội chỉ chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng.

=> Đáp án D.

Câu 7

Câu 7 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Qua văn bản trên, có thể thấy tác giả là người như thế nào?

A. Có tình yêu tha thiết với các thành phố nhiều cây xanh

B. Có hiểu biết phong phú và rất yêu quý tiếng chim

C. Có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp

D. Có thái độ phê phán việc nuôi chim cảnh trong thành phố

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Văn bản cho thấy tác giả có hiểu biết phong phú và rất yêu tiếng chim.

=> Đáp án B.

Câu 8

Câu 8 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu nào?

A. Những con quạ đen khề khà kêu khoái trá trên những cây gạo ngoài bãi sông cùng với chim khách, chim cà cưỡng.

B. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hoà Bình xôn xao trò chuyện.

C. Ngoài bãi sông, trong những tầng cây thấp là tiếng con chim gọi vịt chập chờn theo tiếng sóng.

D. Giọng sơn ca thỉnh thoảng vút cao giữa tầng không trong vắt như nhạc xuống từ trời.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu: Giọng sơn ca thỉnh thoảng vút cao giữa tầng không trong vắt như nhạc xuống từ trời.

=> Đáp án D.

Câu 9

Câu 9 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Thông điệp chính mà tác giả muốn chuyển đến bạn đọc qua văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?

A. Hà Nội cần phải nuôi thêm rất nhiều chim để được như những ngày xưa

B. Hà Nội cần trồng thêm nhiều cây xanh để đón được nhiều chim về làm tổ

C. Hà Nội không thể thiếu tiếng chim, nhưng tiếng chim đang thưa vắng dần

D. Hà Nội cần có chính sách và quy định bảo vệ các loài chim trong thành phố

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Thông điệp chính mà tác giả muốn chuyển đến bạn đọc qua văn bản Tiếng chim trong thành phố là: Hà Nội không thể thiếu tiếng chim, nhưng tiếng chim đang thưa vắng dần

=> Đáp án C.

Câu 10

Câu 10 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) đề xuất cách bảo vệ các loài chim.

Phương pháp giải:

Đề xuất cách bảo vệ các loài chim và viết thành đoạn văn theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Tại một số nơi trên đất nước, tình trạng suy giảm động thực vật nói chung, suy giảm số lượng chim quý hiếm nói riêng đã đạt đến mức báo động. Vì thế, ngay từ bây giờ, tất cả mọi người cần nâng cao ý thức và cần có những biện pháp để bảo vệ các loài chim. Một số biện pháp có thể thực hiện để bảo vệ loài chim có thể kể ra là: trồng thêm nhiều cây xanh để chim về làm tổ, bảo vệ và nhân giống thêm một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng hoặc ban hành các quy định, chính sách nhằm bảo vệ các loài chim khác nhau. Cuối cùng, quan trọng nhất, mỗi người hãy tự nâng cao hiểu biết và ý thức để bảo vệ các loài chim nói riêng, các loài động thực vật đa dạng nói chung để gìn giữ sự xanh đẹp, khỏe mạnh của mẹ Trái Đất cũng như của chính loài người.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.