Ôn tập chương 3 trang 39 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức


Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr39 CH1

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững

1. Môi trường:

- Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, giảm thiểu thiên tai.

- Duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái rừng.

- Cải thiện chất lượng không khí, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

2. Kinh tế:

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.

- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch rừng.

- Tạo việc làm cho người dân, nâng cao đời sống.

3. Xã hội:

- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.

- Góp phần củng cố quốc phòng, an ninh.

Nhiệm vụ của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững:

- Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp, theo đúng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng và trồng rừng.

- Khai thác không lạm vào vốn rừng: sản lượng gỗ của loài được khai thác không lớn hơn lượng gỗ tăng trưởng của loài đó.

- Áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác lâm sản phù hợp nhằm hạn chế tác động xấu tới môi trường rừng và đa dạng sinh học, duy trì được chức năng phòng hộ của rừng.

- Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ.

Câu hỏi tr39 CH2

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Mô tả một số biện pháp bảo vệ và phương thức khai thác tài nguyên rừng phổ biến.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về bảo vệ và phương thức khai thác tài nguyên rừng.

Lời giải chi tiết:

- Nâng cao ý thức bải vệ rừng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và công tác bảo vệ, phát triển rừng

- Trồng cây: Tạo nguồn gỗ cung cấp cho nhu cầu của con người, nhờ đó giảm nhu cầu khai thác gỗ từ rừng giúp bảo vệ tài nguyên rừn

- Ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng: Tăng cường công tác tuần tra, giám sát để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, khai thác trái quy định, ... Làm hàng rào bảo vệ rừng và phòng trừ sinh vật gây hại rừng

- Phòng chống cháy rừng: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống chữa cháy như tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, nâng cao nhận thức về phòng chống chữa cháy,...

- Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên: Góp phần quan trọng bảo vệ tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học, ...

- Có chính sách và luật bảo vệ, phát triển rừng một cách đồng bộ, phù hợp và hiệu quả.

Phương thức khai thác tài nguyên rừng

1. Khai thác trắng

2. Khai thác dần

3. Khai thác chọn

Câu hỏi tr39 CH3

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

 Đánh giá thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng.

Lời giải chi tiết:

Tìm hiểu thực trạng bảo vệ, khai thác rừng ở tỉnh Quảng Nam:

1. Về bảo vệ rừng:

- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng:

+ Diện tích: 680.249,67 ha.

+ Tỷ lệ che phủ: 42,1%.

- Thành quả:

+ Diện tích rừng tăng liên tục qua các năm.

+ Chất lượng rừng được cải thiện.

- Vấn đề tồn tại:

+ Vẫn còn tình trạng khai thác rừng trái phép.

+ Ý thức của một số người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế.

2. Về khai thác rừng:

- Diện tích và sản lượng khai thác:

+ Diện tích khai thác được phép: 23.500 ha (năm 2022).

+ Sản lượng khai thác gỗ: 15 triệu m3 (năm 2022).

- Loại gỗ khai thác: Keo, bạch đàn, thông, dổi,...

- Vấn đề tồn tại:

+ Khai thác rừng trái phép.

+ Chế biến gỗ còn nhiều hạn chế.

3. Giải pháp:

- Bảo vệ rừng:

+ Tăng cường công tác quản lý rừng.

+ Nâng cao nhận thức của người dân.

+ Phát triển các mô hình trồng rừng hiệu quả.

- Khai thác rừng:

+ Xử lý nghiêm hành vi khai thác rừng trái phép.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.

+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ.

Câu hỏi tr39 CH4

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức

Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về bảo vệ tài nguyên rừng

Lời giải chi tiết:

 Những việc nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:

+ Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên

+ Phòng chống cháy rừng.

+ Tuyên truyền bảo vệ rừng.

+ Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.

+ Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên.

+ Trồng rừng đầu nguồn

+ Tuần tra bảo vệ rừng

- Những việc không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:

+ Đốt rừng làm nương rẫy.

+ Chăm thả đại gia súc (trâu, bò, …) càng nhiều càng tốt.

+ Khai thác gỗ xuất khẩu càng nhiều càng tốt.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD