Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế


Cách mạng Việt Nam diễn ra trong thời đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Vì vậy đoàn kết quốc tế là một đòi hỏi khách quan. Từ những năm bảy mươi của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã trở thành chủ nghĩa đế quốc, đi xâm chiếm thuộc địa, là kẻ thù chung của nhân dân các thuộc địa và giai cấp vô sản toàn thế giới.

Câu hỏi: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế?

Trả lời:

Cách mạng Việt Nam diễn ra trong thời đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Vì vậy đoàn kết quốc tế là một đòi hỏi khách quan. Từ những năm bảy mươi của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã trở thành chủ nghĩa đế quốc, đi xâm chiếm thuộc địa, là kẻ thù chung của nhân dân các thuộc địa và giai cấp vô sản toàn thế giới.

Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài chính trị. Lãnh tụ V.I. Lênin đã nêu lên khẩu hiệu chiến lược “giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại! Từ đây, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phải là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới thì mối có thể giành thắng lợi. Mỗi dân tộc trước hết phải đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc mình. Nhưng bối cảnh thời đại chỉ rõ vận mệnh các dân tộc phụ thuộc vào nhau. Đứng trước chủ nghĩa đế quốc, giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại.

Trong thời đại mới, chủ nghĩa yêu nước phải kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa quốc tế. Chủ nghĩa yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình. Tinh thần đoàn kết quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc.

Trước kẻ thù chung, nhân loại tiến bộ hướng tới mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng lợi của dân tộc này rằng là thắng lợi của dân tộc khác. Giúp bạn là giúp mình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế chứa đựng nhiều nội dung rộng lớn, gồm lực lượng, phương pháp, hình thức tổ chức, về lực lượng. Hồ Chí Minh thường đề cập tới ba lực lượng: phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và xã hội chủ nghĩa; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ trước hết là phong trào chống chiến tranh xâm lược.

Xuất phát từ nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp vô sản trong thời đại mới là giai cấp lãnh đạo cách mạng, đứng ở trung tâm của thời đại: giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế. Trong đó đáng chú ý là các nước xã hội chủ nghĩa với sức mạnh vật chất và tinh thần trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc nói chung, cho cách mạng Việt Nam nói riêng.

Trong việc đoàn kết với phong trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chú trọng phê phán các quan điểm thù ghét chủng tộc tạo sự cách biệt nhau hướng tới sự hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Không chỉ chú trọng đoàn kết giữa thuộc địa với thuộc địa. Hồ Chí Minh còn đề nghị Quốc tế Cộng sản bằng mọi cách làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này. Theo Hồ Chí Minh, đứng trước chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của giai cấp vô sản chính quốc với quyền lợi của nhân dân thuộc địa là thống nhất.

Đối với các lực lượng tiến bộ yêu hòa bình, tự do, chính nghĩa. Hồ Chí Minh đã tìm cách khai thác ý nghĩa nhân văn của các lực lượng này. Người gắn cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do và công lý trên thế giới. Người tìm thấy mẫu số chung và khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tự do dân chủ trên thế giới.

Đoàn kết quốc tế có hình thức tổ chức tạo sức mạnh vật chất thật sự đó là Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa. Trên một ý nghĩa nào đó trên thực tế đã hình thành Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.

 

Đối với nhân dân ba nước trên bán đảo Đông Dương. Hồ Chí Minh đã khai thác điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, cùng có chung kẻ thù và vì vậy cùng vận mệnh chung. Từ sau khi về nước lãnh đạo cách mạng, trên cơ sở mặt trận độc lập đồng minh từng nước, Hồ Chí Minh đã lập Đông Dương độc lập đồng minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc hình thành Mặt trận đoàn kết Việt- Miên- Lào (Mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương) giúp đỡ lẫn nhau cùng chiến đấu chống kẻ thù chung.

Như vậy đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế đã được xây dựng trên cơ sở bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào: Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống xâm lược.

Trong đoàn kết quốc tế một vấn đề có tính nguyên tắc là tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của các nước nhưng không ỷ lại mà phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, dem sức ta mà tự giải phóng cho ta. muốn người ta giúp mình trước hết mình phải tự cứu lấy mình. Đồng thời “có vay thì phải có trả", không nhận sự giúp đỡ một chiều của bạn bè quốc tế, mà phải góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết quốc tế. Phải xác định “giúp bạn là tự giúp mình”, thắng lợi của bạn cũng là của mình và ngược lại.

Cách mạng Việt Nam thắng lợi vừa nhờ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vừa nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế.


Bình chọn:
3.3 trên 15 phiếu
  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

    Toàn bộ di sản Hồ Chí Minh xét cho cùng là những di sản văn hóa, trong đó một giá trị to lớn, đáng tự hào là dân chủ. Hồ Chí Minh là nhà dân chủ nổi bật ở Việt Nam thế kỷ XX. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người chủ, làm chủ đất nước, xã hội và bản thân. Hồ Chí Minh không những xây dựng một hệ thống quan điểm dân chủ mà còn ra sức thực hành dân chủ.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội

    Dân chủ trong quan niệm Hồ Chí Minh được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị. kinh tế, văn hóa, xã hội... mà hạt nhân là quyền con người, quyền công dân.

  • Kết Luận - Chương V

    Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng và lý luận cách mạng thế giới.

  • Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

    Cũng như xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới.

  • Lực lượng đoàn kết và hình thức tổ chức

    Lực lượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, song tập trung chủ yếu vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam.

>> Xem thêm