Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh


Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Tác giả

1. Tiểu sử - Cuộc đời

- Hoài Thanh (1909-1982), Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên

- Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- Trước cách mạng:

+ Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.

+ Tham gia cách mạng tháng 8 và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

- Sau cách mạng tháng 8:

+ Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – Nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

2. Sự nghiệp văn học

a. Các tác phẩm chính: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Nói chuyện thơ kháng chiến (1950)…

b. Phong cách phê bình

- Là nhà lý luận phê bình xuất sắc của nền Văn học Việt Nam hiện đại: “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”

- Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế gần gũi và giàu cảm xúc, hình ảnh. Có sự kết hợp giữa tính khoa học với tính văn chương logic, độc đáo.

- Năm 2000 ông được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

* Văn bản “Thi nhân Việt Nam”

-  Là bản tổng kết sự kiện văn học lớn: phong trào thơ mới - "cuộc cách mạng trong thi ca” Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Thi nhân Việt Nam : Gồm 3 phần :

+ Phần 1 : Cung chiêu anh hồn Tản Đà và Tiểu luận một thời đại trong thi ca (Nguồn gốc quá trình phát triển của thơ mới; sự phân hóa của thơ mới; định nghĩa thơ mới và sự phân biệt thơ mới với thơ cũ).

+ Phần 2 : 169 bài thơ của 46 nhà thơ (1932 – 1941)

+ Phần 3 : Nhỏ to – lời tác giả.

→ Cuốn tiểu luận có giá trị lớn trong việc tổng kết một chặng đường thơ và nêu lên được đặc trưng cơ bản của thơ mới.

a. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời

- Đoạn trích thuộc phần đầu của quyển “Thi Nhân Việt Nam”, là phần cuối của tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”

- Giá trị văn bản: tổng kết một cách sâu sắc toàn diện của phong trào thơ Mới.

b. Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu ... "phải nhìn vào đại thể"): Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới.

+ Phần 2 (Tiếp theo ... "rẻ rúng đến thế"): Tinh thần thơ mới: chữ tôi

+ Phần 3: Còn lại: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

2. Tìm hiểu chi tiết

TINH THẦN THƠ MỚI 

Con đường đi tìm tinh thần thơ mới

 

Tinh thần thơ cũ

Cái ta

Tinh thần thơ mới

Cái tôi

 

Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó

a. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.

* Khó khăn :

- Tác giả trích dẫn chứng của hai nhà thơ cũ và mới tiêu biểu rồi đi đến chỉ ra sự khó khăn trong việc xác định thơ mới và thơ cũ.

 - Ranh giới giữa thơ mới thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra: “…hôm nay phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”.

 - Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở: Khốn nỗi cái tầm thường cái lố lăng chẳng phải của riêng thời nào.

 →Bằng những câu văn giả định, với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, bức xúc mà chân thành, tác giả đã nêu lên được cái khó khăn trong việc xác định thơ mới mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.

* Nguyên tắc (phương pháp) :

+ Căn cứ vào cái tiêu biểu:  phải sánh bài hay với bài hay: vì chỉ có bài hay mới toát lên được tinh thần của thơ ca đích thực.

+ Căn cứ vào cái “đại thể: phải nhìn vào đại thể để đánh giá khách quan, toàn diện, tránh cái nhìn vụn vặt, phiến diện

+  Phải so sánh với thơ cũ để thấy được sự khác biệt, từ đó mới xác lập cái cốt lõi của tinh thần thơ mới.

→ Tác giả sử dụng nghệ thuật lập luận quy nạp, theo logic chặt chẽ (đưa ra dẫn chứng và giả định - đi đến kết luận thuyết phục).

→ Lập luận chặt chẽ, thể hiện cái nhìn biện chứng, khách quan, khoa học của tác giả về một vấn đề văn học mới mẻ và phức tạp

b. Tinh thần thơ mới:

- Nhận định táo bạo về thơ cũ và thơ mới:

+ Thơ cũ chính là “cái ta” ( ngày trước là thời chữ ta)

+ Thơ mới chính là “cái tôi” (bây giờ là thời chữ tôi)

- Tinh thần thơ mới : Chữ tôi. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó.

- Cách hiểu về chữ tôi : So sánh :

 

Thời xưa – Thơ cũ : Chữ Ta.

Thời nay – Thơ mới : Chữ tôi.

Giống nhau

Giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta.

Khác nhau

+ Không có cá nhân chỉ có đoàn thể, lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.

+ Không tự xưng hoặc ẩn mình sau chữ ta.

+ Thảng hoặc học cũng ghi hình ảnh họ...thảng trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi... Song.. không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay – thì cũng thế - với tất cả mọi người.

 

+ Quan niệm cá nhân, gắn liền với cá nhân, cá thể của bản thân.

 

  

+ Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện một cách đường hoàng độc lập.

(không phụ thuộc vào người khác)

 

 

Nhận xét:

+ Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. Thơ mới là tiếng nói của cái Tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể.

+ Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu được kết hợp chặt chẽ với cái nhìn biện chứng, lịch sử, nhiều chiều :

- Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta.

- Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích, đánh giá.

→ Chính vì đề cao giải phóng cái tôi nên thơ mới có sự xuất hiện của nhiều phong cách nghệ thuật riêng biệt, làm nên sự phong phú của cả nền thơ.

c. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

* Hành trình vận động của cái tôi thơ mới:

- Ban đầu:  Nó thực bỡ ngỡ, như lạc loài nơi đất khách =>khó chịu, ác cảm

- Sau này: Nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá !→ quen dần và thương cảm.

→ Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để xem xét. Giọng điệu giàu cảm xúc.

* Bi kịch cái tôi thơ mới:

- Cái tôi đáng thương và đáng tội nghiệp vì :

+ Mất cốt cách hiên ngang thuở trước: không có khí phách ngang tàng như Lí Bạch,  không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ (Rên rỉ, khổ sở, thảm hại).

+ Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch: “càng đi sâu càng lạnh”.

→ Cách trình bày Có tính khái quát cao (về sự bế tắc của cái tôi thơ mới và phong cách riêng của từng nhà văn), lập luận logic, chặt chẽ nhưng cách diễn đạt lại giàu cảm xúc và có tính hình tượng.

- Nguyên nhân: Hoàn cảnh lịch sử:

+ Bi kịch của người thanh niên thời ấy : Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc. (Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của thơ mới). Đó là nỗi niềm của người thanh niên mất nước, không có điểm tựa, niềm tin trong cuộc đời.

+  Mỗi nhà thơ lại có một phong cách nghệ thuật với cái tôi độc đáo, hấp dẫn.

(Tư liệu: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoan như Xuân Diệu” ( Hoài Thanh)

*. Con đường giải quyết bi kịch :

- Họ gửi cả vào tiếng Việt.

- Bởi vì :

+ Tiếng Việt là văn hóa, tiếng nói của dân tộc Việt Nam: là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua.

+ Họ tin vào các giá trị vĩnh hằng trong cội nguồn dân tộc: thể thơ, ngôn ngữ (vì họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai).

- Nhận xét: Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín. Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt. Bởi họ tin rằng : Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn.

d. Giá trị nội dung:

- Chỉ ra được nội dung cốt lõi của tinh thần thơ mới: cái tôi và nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên hồi bấy giờ.

- Đánh giá được thơ mới trong cả ý nghĩa văn chương và xã hội.

e. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp một cách hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật.

- Luận điểm khoa học, chính xác, mới mẻ; kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng như nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic.

- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo, tài tình có khả năng khơi gợi và tạo sức cuốn hút lớn....

Nhận định

Một số nhận định về tác giả tác phẩm

1. Trần Mạnh Hảo viết một cách hình ảnh về Thi nhân Việt Nam: “Thơ Mới khi ra đời như kỳ hoa dị thảo mọc lên một cách hoang hóa từ khắp rừng núi, đồng bằng, đô thị Việt Nam. Hoài Thanh và Hoài Chân đã mất nhiều công sức tìm ra những tinh hoa, thâu tóm những loài hoa cỏ kỳ lạ điển hình nhất của rừng hoang Thơ Mới, trồng vào khu rừng riêng có chọn lọc, rồi rào vườn bách thảo thi ca lại đặng coi sóc, gìn giữ lưu lại cho hậu thế được thỏa sức ngắm nhìn”.

2. “Đọc Thi nhân Việt Nam, trước hết ta gặp một nhà thơ ở giữa các nhà thơ” (Hoàng Trinh).

3. “Nếu các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới là Bá Nha thì họ đã có một Tử Kỳ chính là Hoài Thanh” (Ngô Văn Phú).

4. "Hoài Thanh đã xây nên “lâu đài kiến trúc hài hòa, đầy chất thơ” (Đỗ Đức Hiểu). 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Tác giả Hoài Thanh

    Tìm hiểu tác giả Hoài Thanh gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

  • Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

  • Tác giả Ăng-ghen

    Tìm hiểu tác giả Ăng-ghen gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

  • Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh

    Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11

  • Tác giả Nguyễn An Ninh

    Tìm hiểu tác giả Nguyễn An Ninh gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.