Từ điển môn Văn lớp 9 Chơi chữ - Từ điển môn Văn 9

Một số cách chơi chữ thường gặp - Văn 9

1. Chơi chữ là gì?

Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc quy tắc kết hợp từ ngữ một cách khéo léo, sáng tạo.

Nói cách khác, chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.

2. Một số cách chơi chữ thường gặp

Chơi chữ có thể dựa trên hiện tượng đồng âm, lối nói gần âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối tách từ,…

Biện pháp tu từ này thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ:

Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bóii xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
(Ca dao)

Trong ví dụ trên, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (lợi, - "lợi ích" và lợi, - "phần thịt bao quanh chân răng”) với mục đích tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao.

3. Ví dụ minh hoạ chơi chữ

Sánh với Na Va "ranh tướng" Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương

- Dựa vào hiện tượng gần âm: “ranh tướng” gần với “danh tướng” nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

- Danh tướng là vị tướng giỏi được lưu danh, còn ranh tướng là kẻ ranh ma

=> Tác dụng: mang ý mỉa mai - chế giễu