Lý thuyết Xác suất của biến cố ngẫu nhiên SGK Toán 8 - Cùng khám phá


Xác suất của biến cố ngẫu nhiên là gì?

1. Biến cố, biến cố ngẫu nhiên

- Biến cố là các kết quả, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hay trong cuộc sống.

- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước có xảy ra hay không.

- Biến cố biết trước chắc chắn sẽ xảy ra được gọi là biến cố chắc chắn.

- Biến cố biết trước không bao giờ xảy ra được gọi là biến cố không thể.

2. Xác suất của một biến cố

Xác suất của một biến cố là số được dùng để đánh giá khả năng xảy ra của biến cố đó.

- Xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A), là một số nhận giá trị từ 0 đến 1.

- Nếu phép thử nghiệm có n biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra duy nhất một trong n biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đều bằng \(\frac{1}{n}\).

- Xác suất của biến cố không thể bằng 0. Xác suất của biến cố chắc chắn bằng 1.

Tổng quát:

Trong một phép thử nghiệm, nếu có n kết quả đồng khả năng, trong đó có k kết quả để biến cố A xảy ra thì xác suất của A là \(P(A) = \frac{k}{n}\).

Để tiện cho tính toán, so sánh, người ta thường viết xác suất của biến cố dưới dạng số thập phân hoặc dạng phần trăm.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí