Luyện tập viết đoạn văn kể về một câu chuyện em thích trang 117 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều


Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện : "Ông Yết Kiêu" và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện: "Ba nàng công chúa" và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Đề bài

Chọn 1 trong 3 đề sau:

1. Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.

2. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện: "Ông Yết Kiêu" và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

3. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện: "Ba nàng công chúa" và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

HS lựa chọn một trong ba đề bài yêu thích để làm 

Lời giải chi tiết

Đề 1:

Trong những câu chuyện đã học, em thích nhất là câu chuyện Cây khế. Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau. Người anh tham lam, lười biếng bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ bấy nhiêu. Sau khi cha mất, người anh chia cho em mình một cây khế già và một túp lều tranh rồi lấy hết gia sản. Người em ở lều tranh chăm chỉ làm lụng mỗi ngày và chăm sóc cây khế. Năm đó khế ra trái rất sai và ngọt nên có chim lạ đến ăn. Thấy người em than thở vất vả, chim hứa ăn khế sẽ trả vàng. Và chở người em ra đảo lấy vàng về. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang. Biết chuyện, người anh xin đổi gia tài lấy cây khế của em, rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên do tham lam, hắn may cái túi lớn gấp bốn lần chim dặn và lấy quá nhiều vàng khiến chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp bão lớn, thế là hắn cùng số vàng đó rơi xuống biển sâu. Câu chuyện đã dạy cho em bài học về lòng trung thực và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Nếu có tính tham lam, gian dối thì sẽ có kết thúc bi kịch như người anh mà thôi.

Đề 2:

Em rất yêu thích câu chuyện"Ông Yết Kiêu". Ông Yết Kiêu là một vị tướng tài ba trong triều nhà Trần, đặc biệt là tài năng bơi lặn của ông khiến em ngạc nhiên. Có những lúc ông sống dưới nước đến sáu, bảy ngày mà không có vấn đề gì, thậm chí người ta tưởng ông đi lại trên đất liền. Tài năng phi thường của ông đã giúp vua quân nhà Trần đánh đuổi được giặc Nguyên. Ông không cần yêu cầu vua cung cấp tàu, bè, chỉ cần một cái dùi sắt và một chiếc búa. Bằng cách đục thủng những chiếc tàu thuyền của địch trên biển Vạn Ninh, ông đã làm kinh hãi quân giặc và khiến người rình bắt ông. Tuy nhiên, ông Yết Kiêu không bất khuất, mà tự tin trả lời rằng đất nước ta vẫn còn rất nhiều người bơi lặn giỏi có thể làm quân địch khiếp sợ. Rồi lợi dụng cơ hội, ông nhảy xuống biển và thoát khỏi sự truy đuổi. Câu chuyện về ông Yết Kiêu khiến em thấy thú vị khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc và những vị anh hùng dũng cảm, kiên cường của Việt Nam từ xưa đến nay.

Đề 3:

Câu chuyện “Ba nàng công chúa” kể về ba người con gái của nhà vua San-ta. Năm đó, đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh, trong lúc ấy nhà vua tuổi đã cao, sức yếu không thể dẫn quân chống trả. Thấy tình hình bất ổn, ba cô công chúa đã xin cha được ra trận nhưng bị ông từ chối. Bởi ông cho rằng ba cô con gái nhỏ mảnh mai của mình không thể làm gì được. Tuy nhiên, với tấm lòng yêu thương con dân, đất nước và sự dũng cảm, ba cô gái đã lẳng lặng từ biệt cha, đi đến nơi bị giặc bao vây. Mỗi cô công chúa với một tài năng thần kì, đã lần lượt phối hợp với nhau để lung lay ý chí của giặc. Cô chị cả thì hát nhạc dân vũ khiến quân lính say sưa lắng nghe quên cả đánh nhau. Cô em út thì kể chuyện về những người mẹ già, người vợ trẻ và con thơ đang chờ đợi ở nhà, khiến quân lính nhớ quê, bỏ lại tất cả để trở về. Cuối cùng, cô chị thứ hai xuất hiện, dùng bút vẽ nên hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau có cả lương thực đầy ắp, đưa binh lính trở về quê hương của mình. Những chi tiết thần kì ấy đã làm tăng sự hấp dẫn và thú vị cho câu chuyện. Nhưng hơn hết, sức mạnh đoàn kết và sự dũng cảm, tinh thần bao dung với những người biết sửa sai trong câu chuyện, mới là điều khiến em yêu thích câu chuyện Ba nàng công chúa đến vậy.


Bình chọn:
4 trên 14 phiếu
  • Kể chuyện: Cứu người trước đã trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Cứu người trước đã. Dựa vào truyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Kể lại toàn bộ câu chuyện. Trao đổi: Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là gì?

  • Để học tập tốt trang 119 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Để học tập tốt. Xếp các biện pháp bảo vệ sức khỏe nêu trong bài đọc vào nhóm thích hợp. Tóm tắt một biện pháp được liệt kê trong bài đọc bằng một câu ngắn (khoảng 5-10 tiếng). Vì sao bài đọc được đặt tên là "Để học tập tốt". Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khỏe.

  • Chủ ngữ trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì. Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi gì. Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau. Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ. Xác định chủ ngữ của câu đó.

  • Viết thư hỏi thăm trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Đọc bức thư sau. Trả lời câu hỏi. Bạn Hiền Trang gửi thư cho ai, để làm gì. Bức thư gồm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì. Bức thư thể hiện tình cảm của bạn Hiền Trang như thế nào. Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó.

  • Chọn đường trang 123 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Chọn đường. Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào. Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc. Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kỳ thi tiến sĩ. Chi tiết nào cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn. Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh.

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí