Luyện tập về lập luận phân tích



Đề bài

Luyện tập về lập luận phân tích

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

II. DÀN BÀI GỢI Ý

Đề 1

   Viết đoạn văn bàn về được và mất ở đời.

   Mở đoạn:

- Trong cuộc sống ai cũng mong “được” và chẳng ai muốn “mất”.

- Nhưng trong cuộc sống, có những điều “được”, “mất” là lâu dài thậm chí vĩnh viễn, lại có điều “được” là “mất”, “mất” là “được”.

   Thân đoạn:

- “Được” tri thức, kinh nghiệm…là cái “được” lâu dài.

- “Mất” tuổi trẻ, danh dự…là “mất” lâu dài, vĩnh viễn.

- “Được” thành công mà sinh tự phụ là “mất”: Mất chí tiến thủ, mất sự khiêm nhường…

- “Mất” trong một số trường hợp mà giúp con người có thêm bài học quý, biết vươn lên…ấy là “được”.

   Kết đoạn:

- “Được”, “mất” ở đời khôn lường, khó đoán, con người phải biết đâu là chân giá trị để trân trọng và nắm bắt.

Đề 2

   Viết đoạn văn bàn về tự ti, tự phụ và tự trọng.

   Mở đoạn:

   Cùng là thái độ “Tự” ý thức về mình song bộ ba tự ti, tự phụ, tự trọng lại mang ba sắc thái khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

   Thân đoạn:

- Tự ti là mặc cảm về bản thân mình, từ đó tự hạ thấp mình, khép kín; Tự phụ là thái độ kiêu căng, tự cho mình tài giỏi, từ đó coi thường người khác; Tự trọng là đánh giá đúng bản thân và người khác, luôn nỗ lực vươn lên để tự khẳng định mình.

- Tự ti, tự phụ đều có nhiều tác hại hạn chế sự phát triển của cá nhân và tập thể. Chỉ có tự trọng mới giúp con người hoàn thiện nhân cách.

   Kết đoạn:

   Mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình lòng tự trọng.

Đề 3

   Viết đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.

   Mở đoạn:

- Giữa cái bộ phận và cái toàn thể luôn có mối quan hệ qua lại khăng khít, tác động lẫn nhau.

- Xã hội loài người thể hiện rõ nhất mối quan hệ ấy.

   Thân đoạn:

- Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu, song không thể tự mình làm tất cả mọi thứ.

- Gắn với cộng đồng, các cá nhân tự bổ sung cho nhau, giúp nhau hoàn thiện.

- Cá nhân mạnh thúc đẩy tập thể phát triển; tập thể phát triển tạo điều kiện cho cá nhân phát triển.

   Kết đoạn:

- Con người phải biết gắn bó, hoà đồng, xây dựng tập thể.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 4 phiếu
  • Luyện tập về lập luận phân tích (tiếp theo)

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thơ trữ tình là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ ca là nơi phản ánh đời sống tâm hồn, là tiếng nói của con người, là rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan

  • Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  • Ngữ cảnh

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm

  • Viết bài tập làm văn số 3 lớp 11

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học, trào lưu, trường phái…

  • Soạn bài Ngữ cảnh (tiếp theo)

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc tạo lập văn bản a. Văn cảnh chi phối cách dùng từ, đặt câu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.