Lí thuyết Bài 27. Hiệu suất - Vật lí 10


Năng lượng có ích và năng lượng hao phí Hiệu suất

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

BÀI 27: HIỆU SUẤT

I. Năng lượng có ích và năng lượng hao phí

- Luôn tồn tại năng lượng hao phí trong các quá trình chuyển hóa năng lượng.

Ví dụ:

- Trong các động cơ nhiệt thông thường có khoảng từ 60 – 70% năng lượng bị hao phí.

- Trong các động cơ điện năng lượng hao phí thấp hơn, chỉ vào khoảng 10%

- Nhưng trong Pin mặt trời thì ngược lại, chỉ có khoảng 10% năng lượng của ánh sáng mặt trời được chuyển hóa thành điện năng, còn lại là năng lượng hao phí.

II. Hiệu suất

- Để đánh giá tỉ lệ giữa năng lượng có ích và năng lượng toàn phần, người ta dùng khái niệm hiệu suất.

Hiệu suất = Năng lượng có ích : Năng lượng toàn phần

- Biểu thức:

\(H = \frac{{{W_{ci}}}}{{{W_{tp}}}}.100\% \) hoặc \(H = \frac{{{\wp _{ci}}}}{{{\wp _{tp}}}}.100\% \)

Trong đó: \({\wp _{ci}}\) là công suất có ích, \({\wp _{tp}}\) là công suất toàn phần.

- Hiệu suất của động cơ nhiệt:

\(H = \frac{A}{Q}.100\% \)

Trong đó:

+ A là công cơ học mà động cơ thực hiện được (J),

+ Q là nhiệt lượng mà động cơ nhận được từ nhiên liệu bị đốt cháy (J).

- Hiệu suất của một số thiết bị điện

Sơ đồ tư duy về “Hiệu suất”


Bình chọn:
3.8 trên 5 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.