Từ điển môn Tiếng Việt lớp 4 - Tổng hợp các khái niệm Tiếng Việt 4 Viết bài văn thuật lại một sự việc - Từ điển môn Tiếng ..

Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc - Tiếng Việt 4

1. Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

Bước 1: Chuẩn bị

- Chọn sự việc đã tham gia hoặc chứng kiến (ví dụ: thăm viện bảo tàng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi gia đình thương binh – liệt sĩ, tặng quà người già, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam,...).

- Nhớ lại những hoạt động, việc làm chính và sắp xếp theo đúng trình tự.

Bước 2: Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu sự việc: địa điểm, thời gian tổ chức, những người tham gia hoạt động,…

Thân bài: Kể lại sự việc

- Kể lần lượt các hoạt động theo trình tự thời gian (sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, trong khi đó, bên cạnh đó, cuối cùng,…).

- Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể (hoạt động diễn ra trong bao lâu, ở địa điểm nào, em tham gia cùng với ai,…).

- Có thể kết hợp nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động (hoạt động ấn tượng nhất, thú vị nhất,…).

Kết bài:

- Nêu kết quả của hoạt động.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động.

Bước 3: Góp ý và chỉnh sửa

2. Ví dụ minh hoạ

Bước 1: Chuẩn bị

- Chọn sự việc: thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

- Các hoạt động:

+ Xe xuất phát lúc 6 giờ sáng từ trường học.

+ Cô hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử và các khu trưng bày của bảo tàng.

+ Cả lớp thăm quan phòng trưng bày và điêu khắc đá Chăm Pa.

+ Các bạn tham gia các trò chơi khám phá lịch sử.

+ Em và các bạn mua quà lưu niệm.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.

Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài:

- Tên hoạt động: Em và các bạn trong lớp đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

- Thời gian: Vào Chủ nhật tuần trước.

- Địa điểm: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

b. Thân bài:

- Giới thiệu về lịch sử và tham quan các khu trưng bày của bảo tàng:

+ cô hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử và các khu trưng bày của bảo tàng.

+ Các hiện vật cổ xưa được giới thiệu như bình phong gỗ, cọc nhọn Bạch Đằng, trống đồng Đông Sơn,…

+ Em ấn tượng nhất với chiếc trống đồng Đông Sơn.

=> Các bạn trong lớp ai cũng chăm chú lắng nghe và ghi chép.

- Tham quan phòng trưng bày và điêu khắc đá Chăm Pa:

+ Được chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc đá Chăm Pa, như Thần Indra, Bò Nandin, Thần Siva,…

+ Các tác phẩm điêu khắc này có liên quan đến các công trình kiến trúc cổ Việt Nam.

=> Các bạn trong lớp ai cũng thích mê.

- Tham gia các trò chơi khám phá lịch sử:

+ Tham gia các trò chơi thú vị, như trả lời câu hỏi về các sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam.

+ Trò chơi giúp củng cố kiến thức và tạo không khí vui vẻ cho mọi người.

- Mua quà lưu niệm:

+ Chúng em dừng lại tại cửa hàng lưu niệm để mua các món quà nhỏ xinh xắn như tranh, móc khoá hình trống đồng.

+ Mỗi bạn đều chọn cho mình một món quà để làm kỷ niệm về chuyến đi.

c. Kết bài:

- Kết quả của hoạt động:

+ Chuyến thăm bảo tàng đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử và văn hoá dân tộc.

+ Em cảm thấy tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống mà dân tộc ta đã gìn giữ qua hàng nghìn năm.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với hoạt động: Đây là một chuyến đi tuyệt vời đối với em và các bạn trong lớp.

Bước 3: Góp ý và chỉnh sửa