Giải VBT ngữ văn 9 bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten


Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten trang 23 VBT Ngữ văn 9 tập 2.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 22 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các tác phẩm ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Lời giải chi tiết:

- Bố cục: 2 phần

+ Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): hình tượng con cừu trong thơ của La Phông-ten.

+ Phần hai (còn lại): hình tượng con chó sói trong thơ La Phông-ten. 

- Giống nhau: tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những lời viết về hai con vật của Buy–phông để so sánh.

- Khác nhau: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật so sánh. Hai phần của bài viết như hai vế của một thế đối sánh tương phản: cừu – sói. 

Câu 2

Câu 2 (trang 23 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu và "nỗi bất hạnh" của loài chó sói.

Lời giải chi tiết:

- Buy-phông nhận xét về loài cừu và chó sói: bằng con mắt của nhà khoa học.

- Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi nó không phải đặc tính cơ bản của chúng.

Câu 3

Câu 3 (trang 23 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Lời giải chi tiết:

- Khía cạnh chân thực của loài vật: dựa trên đặc điểm vốn có của loài vật này.

- Khía cạnh sáng tạo của nhà thơ: nhân cách hóa con cừu làm cho nó cũng biết nói năng và suy nghĩ như con người.

Câu 4

Câu 4 (trang 23 VBT Ngữ văn 9, tập 2)

Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng mỉnh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

+ Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

+ Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm lại đến người khác

- Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten theo những gợi ý sau:

+ Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non…)

+ Con chó sói được nhân cách hóa như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.