Vật lí 11, giải lí 11 kết nối tri thức với cuộc sống Chương II. Sóng - Lí 11 Kết nối tri thức

Bài 9. Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ trang 37, 38, 39, 40 Vật Lí 11 Kết nối tri thức


Sóng mặt nước và sóng âm truyền trong không khí có đặc điểm gì chung và riêng?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 37 KĐ

Sóng mặt nước và sóng âm truyền trong không khí có đặc điểm gì giống và khác nhau?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học và tìm kiếm trên internet để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Sóng trên mặt nước và sóng âm truyền trong không khí đều là sóng cơ.

- Sóng trên mặt nước là sóng ngang còn sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

Câu hỏi tr 37 CH

Hình 9.1 mô tả một sóng ngang truyền trên dây dàn hồi. Hãy quan sát các mũi tên, từ đó chỉ ra phương dao động của các phần tử của dây và phương truyền sóng.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học về sóng để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Phương dao động của các phần tử của dây là dao động lên xuống theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Phương truyền sóng là phương ngang.

Câu hỏi tr 38 HĐ

Dựa vào Hình 9.1 và Hình 9.2, hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa sóng dọc và sóng ngang.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học về sóng để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sóng dọc và sóng ngang trong hình có cùng phương truyền sóng.

Sự khác nhau giữa sóng dọc và sóng ngang:

- Sóng ngang tạo ra dao động theo phương pháp tuyến nhưng sóng dọc tạo ra dao động song song với phương truyền của sóng.

- Sóng ngang có dao động theo nhiều phương khác nhau, nhưng sóng dọc chỉ dao động theo một phương.

- Sóng biển tự nhiên được tạo ra bởi sự chồng chất của sóng dọc và sóng ngang.

Câu hỏi tr 39 HĐ

Quan sát Hình 9.4 mô tả biên độ và tần số của âm qua dao động kí để trả lời các câu hỏi sau:

- Ở Hình 9.4a loa phát ra âm có chu kì bằng bao nhiêu?

So với Hình 9.4a:

- Ở hình nào biên độ âm lớn hơn nhưng tần số không thay đổi?

- Ở hình nào tần số âm giảm nhưng không giảm biên độ?

- Ở hình nào biên độ âm giảm nhưng không giảm tần số?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Hình 9.4a loa phát ra âm có chu kì bằng 2,67 ms

- Hình 9.4b biên độ âm lớn hơn nhưng tần số không thay đổi

- Hình 9.4e tần số âm giảm nhưng không giảm biên độ

- Hình 9.4c biên độ âm giảm nhưng không giảm tần số.

Câu hỏi tr 39 CH

1. Tại thời điểm mà sóng trên lò xo được mô tả trên Hình 9.2. Hãy xác định:

a) Sóng đã truyền được bao nhiêu bước sóng?

b) Trong các điểm X, Y, Z điểm nào là điểm chưa dao động?

2. Dải tần số mà một học sinh có thể nghe thấy từ 30 Hz đến 16000 Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tính bước sóng ngắn nhất của âm thanh trong không khí mà bạn học sinh đó nghe được.

Phương pháp giải:

1. Dựa vào nội dung kiến thức đã học về sóng để trả lời.

2. Dựa vào công thức \(\lambda  = \frac{v}{f}\) để tính và trả lời.

Lời giải chi tiết:

1.

a) Sóng đã truyền được 2 bước sóng vì có 2 quá trình dãn, nén.

b) Trong các điểm X, Y, Z điểm X điểm chưa dao động vì sóng chưa truyền đến.

2. 

Dải tần số mà học sinh có thể nghe thấy từ 30 Hz đến 16000 Hz.

Nên bước sóng ngắn nhất của âm thanh trong không khí mà bạn học sinh đó nghe được ở tần số 16000Hz.

\(\lambda  = \frac{v}{f} = \frac{{330}}{{16000}} \approx 0,02\)(m)


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.