Sinh 10, soạn sinh 10 chân trời sáng tạo Chương 4. Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào

Bài 18: Chu kì tế bào trang 85, 86, 87, 88, 89 Sinh 10 Chân trời sáng tạo


Chu kì tế bào là hoạt động sống rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Vây cơ chế nào kiểm soát chu kì tế bào? Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 85

Mở đầu 

Chu kì tế bào là hoạt động sống rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Vây cơ chế nào kiểm soát chu kì tế bào? Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Hướng dẫn giải:

Các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào đảm bảo chu kì tế bào được hoàn tất chính xác, giúp phát hiện các sai sót trong quá trình phân chia tế bào để tiêu hủy các tế bào lỗi kịp thời.

Lời giải chi tiết:

- Chu kì tế bào được kiểm soát thông qua các điểm kiểm soát.

- Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ tạo ra các khối gây nên bệnh ung thư.

Câu hỏi 

Câu 1: Chu kì tế bào là gì?

Câu 2: Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

Hướng dẫn giải:

Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, kết quả là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành hai tế bào con.

Lời giải chi tiết:

Câu 1: Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo để tạo ra các tế bào mới.

Câu 2: Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra được 2 tế bào con.

Luyện tập 

Các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đấu giống hay khác nhau?

Hướng dẫn giải:

Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, kết quả là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành hai tế bào con.

Lời giải chi tiết:

Các tế bào mới được tạo ra giống hệt tế bào ban đầu.

Câu hỏi tr 86

Câu hỏi 

Hãy quan sát Hình 18.1 và cho biết:

Câu 3: Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào.

Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào.

 

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 18.1 và nêu các giai đoạn có trong hình.

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích luỹ vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Kì trung gian gồm ba pha G1, S, G2.

- Giai đoạn phân chia tế bào (pha M): phân chia nhân và phân chia tế bào chất để tạo ra các tế bào mới.

Câu 4: Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào.  Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.

Luyện tập 

Lập bảng trình bày vai trò của các pha G1, S, G2, M xảy ra trong chu kì tế bào.

Hướng dẫn giải:

- Giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích luỹ vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Kì trung gian gồm ba pha G1, S, G2.

- Giai đoạn phân chia tế bào (pha M) gồm hai quá trình: quá trình phân chia nhân trong đó nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được chia tách làm hai phần giống nhau và quá trình phân chia tế bào chất.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi

Hãy quan sát Hình 18.2 và cho biết:

Câu 5: Chu kì tế bào có mấy điểm kiểm soát? Kể tên các điểm kiểm soát chu kì tế bào.

Câu 6: Nếu ý nghĩa của việc kiểm soát chu kì tế bào.

Hướng dẫn giải:

Quan sát vị trí của các điểm kiểm soát chu kì tế bào (gạch đỏ) trong hình 18.2 và nêu các điểm kiểm soát đó.

Lời giải chi tiết:

Câu 5: Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào là điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu), điểm kiểm soát G2/M và điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.

Câu 6: Kiểm soát tế bào đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được hoàn tất chính xác trước khi bước sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra các sai sót, chu kì tế bào được chặn tại điểm kiểm soát đến khi các sai sót được sửa chữa xong.

Câu hoi tr 87

Câu hỏi

Câu 7: Hãy quan sát Hình 18.3 và cho biết điểm khác biệt của việc phân chia tế bào bình thường và tế bào ung thư.

Câu 8: Hãy quan sát Hình 18.4 và cho biết cơ chế hình thành khối u ác tính. 

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình 18.3 và cho biết sự kiểm soát tế bào lỗi ở tế bào bình thường và tế bào ung thư.

- Quan sát hình 18.4 và nêu các giai đoạn trong cơ chế hình thành khối u ác tính.

Lời giải chi tiết:

Câu 7: Ở tế bào bình thường khi phân chia tạo ra tế bào lỗi thì tế bào lỗi bị phát hiện bởi sự kiểm soát chu kì tế bào và chết theo chương trình.

Ở tế bào ung thư, khi xuất hiện tế bào lỗi, tế bào này bị mất kiểm soát, không chết theo chương trình mà tiếp tục phân chia tạo ra nhiều tế bào lỗi.

Câu 8: Cơ chế hình thành khối u ác tính:

Khi một tế bào bị đột biến, sẽ tiếp tục phân chia, phát triển thành nhiều tế bào đột biến mới. Các tế bào này trở nên mất kiểm soát dẫn đến ung thư tại chỗ. Nếu khối u này không được phát hiện, thì chúng sẽ theo đường máu hoặc theo hệ bạch huyết đi đến các mô, cơ quan khác trong cơ thể và tạo nên các khối u mới (ung thư di căn).

Luyện tập 

Trong quá trình tạo khối u ác tính, chu kì tế bào được kiểm soát như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Cơ chế hình thành khối u ác tính:

Khi một tế bào bị đột biến, sẽ tiếp tục phân chia, phát triển thành nhiều tế bào đột biến mới. Các tế bào này trở nên mất kiểm soát dẫn đến ung thư tại chỗ. Nếu khối u này không được phát hiện, thì chúng sẽ theo đường máu hoặc theo hệ bạch huyết đi đến các mô, cơ quan khác trong cơ thể và tạo nên các khối u mới (ung thư di căn).

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình tạo khối u ác tính, chu kì tế bào không được kiểm soát, nên các tế bào lỗi tiếp tục phân chia tạo thành khối u.

Câu hỏi tr 89

Luyện tập 

Thông qua các biểu đồ của Hình 18.5, hãy cho biết yếu tố nào có nguy cơ cao gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung thư.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 18.5 và đưa ra các yếu tố có nguy cơ cao gây ung thư và cách phòng tránh dựa trên các yếu tố đó

Lời giải chi tiết:

- Yếu tố có nguy cơ cao gây ung thư: Ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, di truyền.

- Cách phòng tránh bệnh ung thư: xây dựng lối sống khoẻ như tránh xa thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

(hạn chế các thức uống có cồn, các thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,...).

Bài tập

Câu 1:  Hãy so sánh những điểm khác biệt của chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Câu 2: Cơ chế nào kiểm soát chu kì tế bào? Tại sao nói pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào?

Câu 3: Trong chu kì tế bào, pha nào có nhiều thay đổi về thành phần trong tế bào và pha nào có nhiều thay đổi về hình thái? Hai pha này có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 4: Ở tế bào phôi, chỉ 15 – 20 phút là hoàn thành một chu kì tế bào, nhưng tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào. Hãy giải thích tại sao.

Câu 5: Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích.

Hướng dẫn giải:

- Ở tế bào nhân sơ, chu kì phân bào là quá trình trực phân.

Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích luỹ vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể; giai đoạn phân chia tế bào (pha M).

- Chu kì tế bào gồm 4 pha:

- Trong chu kì tế bào gồm 3 điểm kiểm soát là điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu), điểm kiểm soát G2/M và điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.

- Các bào quan trong tế bào thần kinh: lưới nội sinh chất, ti thể, ribosome, lysosome, bộ máy Golgi, peroxisome, khung xương tế bào.

- Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hoá trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát và có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Câu 1: Những điểm khác biệt của chu kì tế bào ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực

Câu 2:

- Chu kì tế bào kiểm soát sự phân bào thông qua các điểm kiểm soát.

- Pha G1 có vai trò tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng, nhưng nếu xuất hiện các sai hỏng, điểm kiểm soát G1 sẽ sử dụng cơ chế tín hiệu để ngừng chu kì tế bào cho đến khi các sai hỏng được khắc phục rồi mới tiến vào pha S và bắt đầu quá trình tự nhân đôi DNA. Do đó pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào.

Câu 3: Pha G2 có nhiều thay đổi về thành phần trong tế bào và pha M (pha phân bào) có nhiều thay đổi về hình thái. Pha G2 cung cấp các nguyên liệu (bào quan, ADN và tế bào chất) cho pha M, pha M phân chia tế bào để các tế bào mới tiếp tục bước vào các pha để phân chia.

Câu 4: Tế bào thần kinh của người trưởng thành được biệt hóa cao độ nên mất trung thể, nên không thể hình thành nên thoi phân bào tham gia vào quá trình phân chia tế bào, do đó tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào.

Câu 5: Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ gây nên bệnh ung thư, vì khi các tế bào phân chia không kiểm soát sẽ liên tục tạo nên các tế bào mới bị lỗi, các tế bào này tạo thành khối u và có thể di căn đến các cơ quan khác.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.